Quy trình vệ sinh phòng bệnh cho heo nái mang thai

Với việc chăn nuôi heo nái, giai đoạn heo nái mang thai cần sự chăm sóc tỉ mỉ của nhà nông, ngoài việc chế độ dinh dưỡng hợp lý thì cần phải có phương pháp vệ sinh chuồng trại hoặc chăm sóc thú y hợp lý để heo mẹ được khỏe mạnh, đàn heo con sau này ra đời có chất lượng tốt, sức đề kháng cao. Dưới đây là quy trình vệ sinh phòng bệnh cho heo nái mang thai các bạn nên tham khảo.

phòng bệnh cho heo nái

1. Hưỡng dẫn chăm sóc vệ sinh và phòng bệnh hằng ngày:

Heo nái thường được nuôi trong môi trường nuôi nhốt, vì thế mà sau một vài ngày chúng sẽ rất bẩn, lười vận động nên không tốt cho thai. Vì vậy khi nuôi các bạn nên vệ sinh cho heo thật sạch sẽ và thường xuyên cho heo vận động.

Vệ sinh bằng cách tắm cho heo thường xuyên là cách dễ thực hiện nhất, vệ sinh cả chuồng heo đang ở thường xuyên để tránh lây lan các  dịch bệnh từ chuồng bẩn, tăng cường xoa bóp bầu vú để mạch máu dễ lưu thông, phát triển tuyến sữa, heo dễ quen người và dễ tiếp xúc khi đỡ đẻ, không tắm chải 5 ngày trước khi đẻ.

Để đề phòng heo mẹ bị ghẻ lây truyền sang heo con. Yêu cầu bắt buộc phải tắm ghẻ cho heo mẹ trước 2 tuần khi đẻ. Trước ngày dự đẻ 14 ngày tắm ghẻ lần 1 và sau đó 7 ngày tắm ghẻ lần 2. Tức là trước đẻ 7 ngày và 14 ngày phải bắt buộc heo mẹ được tắm ghẻ 2 lần.

Nên xem:   Tìm hiểu về bệnh TỤ HUYẾT TRÙNG ở lợn

Theo dõi lịch tiêm phòng vắc xin cho heo để tiêm phòng đúng định kỳ 1 năm 2 lần (tháng 5 và tháng 10 hoặc trước khi phối giống) các loại vắc xin dịch tả, tụ dấu, lép to, LMLM.

Chú ý: Không tiêm phòng cho heo nái những loại vắc xin trên từ giai đoạn phối giống đến 30 ngày sau phối giống (trừ trường hợp có dịch bệnh xảy ra).

phòng bệnh cho heo nái

Xem thêm: 

Chế độ dinh dưỡng cho heo nái mang thai (Phần 1)

Kinh nghiệm nuôi heo nái ít sữa – Phần 2: cơ chế biểu hiện bệnh

Kinh nghiệm nuôi heo nái ít sữa – Phần 1 : Nguyên nhân gây bệnh

Kinh nghiệm nuôi heo nái đang nuôi con (Phần 2)

Kinh nghiệm nuôi heo nái đang nuôi con (Phần 1)

3. Cách làm chuồng heo để nuôi heo nái

Có rất nhiều mẫu chuồng khác nhau bạn có thể tham khảo nhưng phải có tiêu chuẩn chung như sau:

– Chuồng nền hoặc sàn cách đất, đảm bảo chuồng nuôi ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.

– Sử dụng điều hoà bằng hơi nước để làm mát cho heo khi trời quá nóng, đảm bảo nhiệt độ phải  giữ ở mức thích hợp với heo nái mang thai.

– Chuồng cần ánh sáng dọi vào buổi sáng, tránh mưa từ phía tây và gió bấc lùa vào mùa rét.

– Cần chuẩn bị: Ô úm, lót chuồng và dụng cụ đỡ đẻ (vải xô mềm, cồn i-ốt, bông, kéo, panh, chỉ buộc rốn, kìm bấm nanh…).

Nên xem:   Kỹ thuật đỡ đẻ cho heo nái hiệu quả nhất

Với những tiêu chuẩn trên bạn có thể hoàn toàn nuôi heo nái hậu bị lẫn heo nái mang thai mà không phải lo lắng những vấn đề ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của heo nái.

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận