Ủ bã đậu nành làm phân bón: Quy trình đúng chuẩn

Phân hữu cơ được ủ từ bã đậu nành không còn quá xa lạ với bà con. Phân bón từ đậu nành giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Song, nếu ủ không đúng cách có thể dẫn đến mùi hôi khó chịu, thậm chí còn là môi trường dẫn dụ côn trùng, sâu bệnh làm hại cây trồng. Vậy đâu là quy trình ủ bã đậu nành đúng chuẩn? Cùng nghe tư vấn của chuyên gia dưới đây nhé!

su hào có hiện tượng nứt củ

Như đã biết, phân bón từ bã đậu nành mang đến nhiều lợi ích cho cây trồng, cụ thể như:

– Cung cấp cân đối các loại chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất, acid amin, vi lượng…)

– Giúp cây trồng phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, năng suất cao

– Là phân cải tạo đất hiệu quả, giúp đất tơi xốp, tăng đồ mùn

– Tăng vi sinh vật hữu ích

– Giúp bảo vệ tốt bộ rễ của cây trồng, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng

– Hạn chế tình trạng lá vàng, rụng lá…

Để ủ bã đậu nành đúng chuẩn, mang lại được những lợi ích trên, bà con cần thực hiện đúng quy trình sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

– 15kg bã đậu nành

– 7 lít nước sạch

– 700ml vi sinh EM2

Cách làm:

– Cho tất cả các nguyên liệu trên vào thùng trống có thể tích 25l, sau đó khuấy đều, đậy kín, rồi để chỗ mát. Tránh sự tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp

Nên xem:   Cây đào bị vàng lá, gân xanh xử lý thế nào?

– Sau 7 ngày, bà con mở nắp thùng ra và khuấy đều. Cho thêm 700ml vi sinh EM2

– 5 ngày sau, bà con kiểm tra lại một lần nữa, nếu còn mùi hôi, bà con lại bổ sung thêm vi sinh EM2. Thông thường, sau 3-4 lần bổ sung EM2, phân bón được ủ từ bã đậu nành sẽ không còn mùi hôi.

Bà con có thể dùng phân này để bón gốc hoặc bón lá. Chúc bà con thành công!

Câu hỏi

Trồng trọt | Sau khi xay hạt đậu nành thì cần ủ với lại nào? Quy trình ủ nấm như thế nào là đúng kỹ thuật? Tác dụng của bã đậu nành mang lại khi sử dụng làm phân bón để bón cho cây trồng?

Video hướng dẫn

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận