Cây thủy sinh đặt trong bể cá – nên chọn loại nào?

Cây thủy sinh có vẻ ngoài xinh xắn, lại vừa dễ trồng, dễ chăm. Hơn nữa, nó còn mang lại nhiều lợi ích đến môi trường sống của bạn. Chính vì thế mà chúng hiện diện ở nhiều nơi, trong mọi không gian khác nhau. Nếu bạn đang có ý định trồng một loại thủy sinh nào đó thì nên đọc bài viết này. Chắc chắn bạn sẽ có quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn giống cây phù hợp nhất.

Nhóm cây thủy sinh dễ trồng nhất

cây thủy sinh

Cây thủy sinh có nhiều loại với đa dạng màu sắc, hình thù khác nhau.Nếu bạn là người mới chơi cây thủy sinh, tốt nhất nên chọn những cây “dễ tính”. Chúng có thể sống ở bất kỳ đâu, không cần phải chăm bón kỹ lưỡng vẫn phát triển mạnh.

Có một điều thú vị bạn cần biết đó chính là phần lớn các loài thủy sinh đều dễ sống. Vì thế mà người chơi không cần phải lo lắng về kỹ thuật chăm sóc cho cây. Những giống trồng trong bể cá còn có tốc độ sinh trưởng đáng kinh ngạc. Thậm chí, bạn phải coi chừng chúng mỗi ngày để cắt, tỉa, nhổ bỏ bớt chúng đi.

Cây thủy sinh với 5 loại dưới đây là gợi ý hoàn hảo bạn nên trồng:

  • Bèo cái với những chiếc lá ú nu xòe khắp nơi như những chiếc nơ tuyệt đẹp nổi trên mặt nước. Loại cây này phát triển mạnh ở nguồn nước giàu dinh dưỡng, đất mùn, sình lầy. Hiện nay, chúng được dùng để trang trí phần tiểu cảnh hoặc dùng trồng chậu để bàn làm việc…
  • Cây phát tài nổi bật với thân hình nhỏ bé xanh mướt nhưng có sức sống mãnh liệt. Thích hợp trồng ở khu vườn mini ban công, sân thượng, khoảng sân quanh nhà…
  • Cây liễu thơm: Vẻ đẹp của loài thủy sinh này hiếm có giống cây nào sánh bằng. Liễu thơm sở hữu tán lá xòe rộng như mạng nhện. Chúng phát triển đẹp, tạo mảng xanh cực kỳ tốt cho hồ, bể cảnh.
Nên xem:   Cách lặt lá mai cho mai nở hoa đúng vụ

Cây thủy sinh và tác dụng tuyệt vời trong bể cá

cây thủy sinh

Cây thủy sinh bạn thấy được trồng rất nhiều ở các bể cá trang trí trong nhà. Loài cây này được chọn là bởi nó có khả năng hấp thụ, loại bỏ chất thải rất tốt. Cách lọc nước của thủy sinh vô cùng đặc biệt và hiệu quả dài lâu. Nếu dùng các loại bộ lọc cơ học thì sau một thời gian sử dụng hiệu quả sẽ giảm. Còn đối với các thực vật thủy sinh nó sẽ phát triển thêm từng ngày. Hiệu quả lọc ngày càng tốt hơn. Điều đó mang đến chất lượng nước trong sạch, an toàn cho bể cá của bạn.

Thực vật thủy sinh còn tạo môi trường cho các vi khuẩn có lợi, sinh vật phù du trú ẩn, sinh sôi phát triển. Ngoài ra, nó là loại thực vật cung cấp oxi vô cùng lợi hại. Chúng hấp thụ CO2 mà cá thải ra, giữ cho bể nước luôn đủ oxi. Như vậy, có thể nói những lớp thủy sinh giống như bộ lọc sinh học tự nhiên nhất định bạn phải trang bị cho bể cá.

Cây thủy sinh một số loại thích hợp để trồng bạn nên tham khảo. Nổi bật như cây La hán xanh, Rong đuôi chó, Thủy cúc, Hẹ thẳng… Phần lớn các loại cây này đều sinh trưởng, nhanh, mạnh. Do đó, khi đặt trong bể, bạn chú ý cắt tỉa để cây không chiếm hết diện tích của bể.

Nên xem:   Hoa Đồng tiền và những sự thật thú vị đằng sau mỗi màu hoa

Cây thủy sinh để bàn giúp lọc khí, giảm stress

Cây thủy sinh

Cây thủy sinh ngày nay được lựa chọn dùng để trang trí phổ biến vì nó dễ trồng. Nhiều loại cây chỉ cần nước cũng có thể sinh trưởng mạnh mẽ. Nếu với những cây khác phải đủ sáng mới tươi tốt và phát triển được. Thì với thủy sinh, nó có thể sống trong môi trường ít sáng. Vậy nên loại cây này rất được ưa chuộng trồng trong không gian văn phòng. Bàn làm việc cá nhân, hoặc trên bàn tiếp khách hay ở bất cứ không gian nào.

Một chậu loài thủy sinh thích hợp, đem trồng trong bình nước sang trọng, sạch sẽ. Nó là gợi ý hoàn hảo cho các gia chủ muốn tạo điểm nhấn cho tổ ấm của mình. Thủy sinh hợp phong thủy, đặt nơi làm việc mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu. Không chỉ vậy, nó còn giúp giảm stress và kích thích cảm hứng làm việc hiệu quả hơn.

Mẹo trồng cây thủy sinh đúng kỹ thuật

Tham khảo thêm bài viết ”cách chiết cành xoài”.

Cây thủy sinh với những giống phát triển quá mạnh, chiếm nhiều không gian. Bạn nên tách bụi, bỏ đi những gốc già. Ngoài ra, bạn có thể chia nhiều cụm nhỏ để dễ dàng giám sát chúng hơn. Thực vật thủy sinh không nhất thiết phải bón phân. Tuy nhiên nếu bạn muốn tạo môi trường có nhiều dinh dưỡng và ngừa bệnh cho chúng. Người trồng nên cung cấp sắt, kẽm, mangan, bo… đồng thời thay nước cho cây 2 tuần/1 lần.

Nên xem:   Cây trầu bà - đặt không đúng chỗ gia chủ sớm tán gia bại sản

Nhóm phân vĩ mô như: Natri, kali, sulphat, nitơ… cần chú ý đến liều lượng. Nếu không cây sẽ bị các côn trùng như bọ, rệp, kiến gai đen tấn công hoặc bị ngộ độc, vàng úa và chết.

Cây thủy sinh nhiều loại được biết đến với tác dụng lọc chất độc hại trong môi trường. Nhờ đó mà luôn tạo nên không gian thoáng đãng, mát mẻ, có lợi cho sức khỏe. Trồng và chăm sóc thủy sinh là thú vui tao nhã trong cuộc sống. Những lúc mệt mỏi với guồng quay bộn bề. Bạn có thể dành thời gian để ngắm nhìn từng mảng xanh mà mình tạo nên và tìm niềm vui từ đó.

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận