Khoai sọ và cách trồng khoai sọ đúng cách, cho năng suất cao

Làm sao để có được những củ khoai sọ to, không sâu bệnh? Đó là thắc mắc của rất nhiều bà con khi trồng khoai sọ để ăn hoặc kinh doanh, xuất khẩu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tiết lộ đến bạn quy trình và kỹ thuật trồng khoai sọ mang lại năng suất cao. Cùng tìm hiểu nhé!

Bạn biết gì về khoai sọ?

Khoai sọ (Colocasia esculenta) là loại củ chứa nhiều chất xơ và vitamin quen thuộc đối với người dân. Củ mẹ nhỏ xung quanh bám nhiều củ con đó chính là đặc điểm của loại khoai này. Mỗi cây khoai sọ đều có các bộ phận sau:

  • Phần thân: Thân của cây khoai sọ được chia làm 2 phần (thân ngầm và thân giả)
  • Phần củ: Một cây khoai sọ có một cụm củ màu tím, xanh, nâu…, gồm 1 củ cái và nhiều củ con
  • Phần lá: Khoai sọ có lá đơn, mọc so le nhau. Lá to và có bản rộng
  • Phần hoa: Hoa của cây khoai sọ mọc thành chùm

Đất để trồng cây khoai sọ là đất cát, đất bùn đặc. Cây khoai sọ thích hợp để trồng ở vùng đồng bằng hoặc trung du. Không nên trồng ở khu vực đầm lầy, nhiều nước, vì chúng có đặc tính kỵ nước.

khoai sọ

Lợi ích sức khỏe ít người biết của khoai sọ

Trong Đông y, lá và củ khoai sọ được ứng dùng trong việc bồi bổ sức khỏe và điều trị bệnh tật:

  • Lá khoai sọ: Lá có tính bình, vị cay, có tác dụng ích khí, bổ thận, trừ đàm tiêu thủng…
  • Củ khoai sọ: Củ có tính bình, vị ngọt, có tác dụng làm tiêu u hạch ở cổ, tán khối kết, nhuận tràng, hỗ trợ đại tiện dễ dàng.
Nên xem:   Khắc phục cây khoai môn nhiễm bệnh thối gốc rễ

Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thành phần của khoai sọ có chứa nhiều khoáng chất, tinh bột, đường, chất xơ, axit béo không no… Theo đó, các chất xơ trong khoai sọ có khả năng hỗ trợ nhuận tràng tốt, khắc phục tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, khoai sọ còn có tác dụng giãn mạch, giảm cholesterol trong máu, hạ huyết áp nhờ các axit béo không no.

Trồng khoai sọ như thế nào để cho năng suất cao?

Để cây khoai sọ cho củ to đều, thịt khoai ngon; năng suất cao thì bà con cần bỏ túi một số kỹ thuật sau:

Khâu chọn giống:

  • Nên chọn những củ khoai sọ loại 1 hoặc loại 2, củ to, đều, không sâu bệnh
  • Củ có mầm to bằng hạt đậu đen, rễ ngắn khoảng 0,6-1,1cm
  • Trọng lượng củ khoai sọ khoảng 30g/củ

Phương pháp nhân giống

khoai sọ

Có hai phương pháp nhân giống khoai sọ:

  • Cách 1: Nhân giống bằng cách nuôi cấy mô
  • Cách 2: Cắt bỏ phần ngọn, tạo điều kiện để các mềm bên phát triển. Sau đó, cắt củ giống thành những phần nhỏ kích thước 3x3x3cm theo chiều ngang. Khi mầm bên lú lên thì đem giâm đến khi mọc mầm thì mang trồng.

Cách xử lý đất

Xem thêm: Biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất

Đất trồng khoai sọ nên chọn loại đất cát pha, thịt nhẹ, giàu chất mùn. Đất trồng khoai sọ cần được làm tơi xốp. Nếu trồng ở ruộng cạn thì cần lên luống tỉ mỉ vì rễ khoai sọ ăn nông. Tỷ lệ luống tốt nhất sẽ là 1,2-1,5m, cao khoảng 25cm, khoảng cách giữa 2 luống là 35cm, khoảng cách giữa 2 cây là 35cm.

Nên xem:   Trị bệnh vàng lá thối rễ cho cây chè

Quy trình trồng khoai

Bước 1: Tạo luống và đào hố sâu khoảng 11cm

Bước 2: Trộn phân bò hoặc heo với phân lân, cho hỗn hợp này xuống hố. Sau đó lấp đất dày 3cm lên phía trên.

Bước 3: Đặt củ khoai sọ vào hố theo hướng thẳng đứng. Tiếp theo vun đất kín xung quanh.

Bước 4: Sử dụng rơm, cỏ để ủ đất nhằm tạo độ ẩm, tích trữ chất dinh dưỡng. Đồng thời tránh xói mòn.

Chăm sóc khoai sọ

Xem thêm: Trồng bí đỏ vào thời điểm nào trong năm là thích hợp nhất

Khi chăm sóc khoai sọ, hai khâu quan trọng nhất mà bà con cần đặc biệt lưu tâm đó là bón phân và tưới nước.

Bón phân cho khoai sọ

  • Phân bón cho khoai sọ là hỗn hợp gồm phân chuồng ủ mục (1 tấn/sào), phân đạm u rê (9kg/sào), phân lân (30kg/sào), phân kali (10kg). Cách bón phân chia làm 3 thời kỳ

+ Thời kỳ cây mọc 3 – 4 lá: Sử dụng toàn bộ phân chuồng, 2/3 phân lân, 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali

+ Thời kỳ sau trồng 2-3 tháng: Bón cho khoai sọ hết lượng phân đạm còn lại kết hợp với 1/3 lượng phân kali

+ Thời kỳ sau trồng 5 tháng: Bón toàn bộ số phân kali còn lại

Tưới nước cho khoai sọ

Khi mới trồng, bà con nên tưới nước trực tiếp vào luống khoai 1 lần/ngày. Khi cây khoai sọ đã cao lên, thì bà con tưới nước xuống rãnh.

Lưu ý: Trước khi thu hoạch 1-2 tháng, bà con nên hạn chế tưới nước. Hoặc ngưng hoàn toàn việc cấp nước cho khoai sọ. Mục đích là để củ khoai sọ chuyển hóa thành tinh bột.

Nên xem:   Khắc phục cây cà tím bị côn trùng chích hút gây hại

Bên cạnh việc bón phân và tưới nước, muốn khoai sọ phát triển tốt, bà con nên nhặt cỏ xung quanh cây trước khi bón lót lần 1. Đồng thời, bà con cần đặc biệt theo dõi tình trạng sâu bệnh để chủ động phòng bệnh cho khoai sọ.

Hy vọng rằng với bài chia sẻ về cách trồng và chăm sóc khoai sọ trên đây sẽ giúp ích được bà con. Chúc bà con có vụ mùa khoai sọ bội thu!

Rate this post

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận