Xử lý khi cây táo bị bệnh do nấm thán thư gây hại

Thán thư là một bệnh do nấm gây ra. Nó tấn công hầu hết cây trồng, từ cây ăn trái cho đến các loại cây, hoa cảnh. Cây táo là một trong những loại cây trồng thường xuyên bị bệnh thán thư nhất. Sau đây là cách xử lý khi cây táo bị bệnh do nấm thán thư gây hại.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh thán thư

cây táo bị bệnh do nấm thán thư gây hại

Thán thư gây hại trên cây táo thường có nguyên nhân từ 2 loại nấm Gloeosporium psidii và Glomerella psidii. Bệnh thường tấn công ở giai đoạn cây bắt đầu ra chồi non, hoặc đậu trái non. Thời tiết ẩm, nhiều sương mù, vườn cây không được thoát nước tốt… là những điều kiện thuận lợi cho bệnh tấn công cây trồng.

Triệu chứng bệnh bắt đầu từ những đốm đen nhỏ li ti xuất hiện trên lá và quả. Sau đó những đốm này to dần lên thành màu nâu sậm hoặc đen, ăn lõm vào bên trong trái. Những đốm cạnh nhau có thể liền vào với nhau tạo thành mảng. Khi đến giai đoạn nặng, trái bị biến dạng, méo mó và rụng. Thán thư có thể khiến cho mầm lá, hoa, nụ, trái non… héo và rụng rất sớm.

Nên xem:   Hướng dẫn cách trị bệnh thối gốc cho lúa

Đối với cành cây bị thán thư thì các lá non bị rụng hết, chỉ còn cành cây xơ xác, vỏ cành cũng chuyển sang màu nâu sậm, khô chết từ bên trong. Nếu gặp thời tiết ẩm còn có thể thấy những tổ chức nấm rải rác trên cành, ăn sâu vào cuống lá. Lá cây bị cháy ở phần rìa và chóp lá.

Cách xử lý khi cây táo bi bệnh do nấm thán thư gây hại

Để xử lý khi cây táo bị bệnh do nấm thán thư gây hại, đầu tiên là cần sử dụng những loại thuốc diệt nấm mạnh nhất như Ridomil, Topsin M, Aliette 80WP. Bà con có thể pha các thuốc này với nồng độ 0,4% (tương đương 35g thuốc/ bình 10 lít). Dùng thuốc pha loãng để phun đẫm tán lá, kể cả trên mặt lá và bên dưới lá. Bà con có thể thấy lá cây bị ám màu nâu đỏ, đó là do các chất gốc Đồng gây ra.

Ngoài ra nên thực hiện bao trái. Khi trái phát triển đến 2/3 kích thước tối đa thì bà con nên dùng bao trái để bảo vệ trái non. Cách này vừa giúp ngăn ngừa sâu bệnh hại, vừa giữ được màu sắc tự nhiên cho trái, giúp trái mau lớn hơn.

Cách phòng ngừa bệnh thán thư trên cây táo

cây táo bị bệnh do nấm thán thư gây hại

– Đốn bỏ những cây đã chết vì mắc bệnh. Mang cành đi xa khỏi vườn và đốt để diệt nấm, tránh tình trạng bệnh lây lan sang các cây khỏe trong vườn.

Nên xem:   Hướng dẫn cách diệt trừ sâu đất hại cây mía

– Giãn cách mật độ trồng, không nên trồng quá dày khiến vườn bị tăng độ ẩm, thiếu ánh sáng.

– Định kỳ cắt tỉa cành nhánh, vừa thúc đẩy cây ra mầm mới, vừa hạn chế bệnh thán thư trên cây táo.

– Xử lý nấm, vi khuẩn trong đất bằng vôi bột.

– Phòng ngừa các bệnh do nấm bằng thuốc Boocdo 1% hoăc thuốc có gốc Đồng như Copper-Zine, Copper-B, Oxít clorua đồng. Tỉ lệ sử dụng là 0,25-0,35% (tương đương 26-35g/ bình 12 lít). Có thể dùng kèm với Benomyl, Zineb, Difolatan với nồng độ 0,2% phun  sau khi cánh hoa rụng để phòng ngừa bệnh.

– Sử dụng túi nilon, túi giấy chuyên dụng có đục lỗ để bao trái. Trước khi thực hiện bao trái nhớ sử dụng Antracol 70WP, Topsin M 70WP, Copper-Zinc 85WP phun phòng nấm.

Trên đây là cách xử lý khi cây táo bị bệnh do nấm thán thư gây hại cũng như cách phòng ngừa bệnh. Thán thư là một bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng, do đó bà con cần cẩn thận phòng tránh và điều trị từ sớm để giảm thiểu thiệt hại tối đa cho mùa vụ.

Video hướng dẫn

Câu hỏi

Cây táo đang ra hoa được nửa tháng, hoa bị đen lại, khô hoa, thối rụng. Xin hỏi chuyên gia nông nghiệp làm cách nào để hoa đậu quả?

Tôi có vườn táo 100 gốc được 2 năm tuổi, chưa cho quả lần nào. Cây đang ra hoa được nửa tháng. Tuy nhiên, hoa có hiện tượng đen lại, khô hoa, thối rụng. Xin hỏi chuyên gia nông nghiệp làm cách nào để hoa đậu quả?

Nên xem:   Nguyên nhân nào khiến quả chanh dây bị sần?

TS. Đinh Văn Thành, Nguyên Trưởng Bộ môn Miễn dịch Thực vật, Viện Bảo vệ Thực vật cho rắng cây táo bị bệnh do nấm thán thư gây hại. Với bệnh này, phải phòng trừ sớm khi bệnh mới xuất hiện. Bởi nếu để lâu, bệnh nặng, việc phòng trị bệnh sẽ có hiệu quả thấp.

Để khắc phục, cần làm như sau:

+ Tiêu hủy những bộ phận bị bệnh nhằm tránh lây lan, thường xuyên dọn sạch cỏ dại và tỉa cành tạo tán

+ Cung cấp nước đầy đủ cho cây, thoát nước triệt để cho vườn khi có mưa, bón NPK cân đối

+ Khi cây bị bệnh, dừng bón ĐẠM

+ Bón VÔI BỘT cho vườn một năm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.

+ Phun một trong các hoạt chất: COPPER OXYCHLORIDE + STREPTOMYCIN hoặc THIOPHANATE METHYL hoặc CARBENDAZIM, PROPINEB hoặc DIFENOCONAZOLE hoặc DIFENOCONAZOLE + PROPICONAZOLE hoặc AZOXYTROBIN + DIFENOCONAZOLE,… ít nhất 2 lần, cách nhau 1 tuần

+ Để tăng đậu quả: Bón thêm phân có nhiều Bo, K, Mg. 

+  Khi cây ra hoa được 50% thì phun FLOWER 95 tăng đậu quả, 1 tuần 1 lần đến khi hết hoa.

+ Sau đó phun TOBA FRUIT hoặc SIÊU Bo, CANXI XQ… chống rụng trái non.

Hợp tác với 3N/VTC16

Rate this post

Bài viết liên quan

3 Comments

  1. Ánh
    17 Tháng Sáu, 2020
  2. Nguyễn trúc thiện
    16 Tháng Mười, 2020
    • Nguyễn trúc thiện
      16 Tháng Mười, 2020

Thêm bình luận