Thán thư là một trong những chứng bệnh nguy hiểm nhất đối với cây trồng, thậm chí là các loại hoa và cây cảnh. Bệnh khiến cho lá xuất hiện đốm đen, sau đó cành, thân bị đen và chết khô rất nhanh. Với những cây ăn quả như cây táo, bệnh thán thư khiến năng suất giảm và chất lượng trái cũng bị ảnh hưởng. Sau đây là cách khắc phục cây táo bị bệnh thán thư do nấm gây ra.
Mục lục nội dung
Bệnh thán thư là gì và triệu chứng thế nào
Thán thư là bệnh có nguồn gốc từ một loai nấm tên là Colletotrichum gloeosporioides Penzig. Chúng tấn công không trừ một loài thực vật nào, từ lúa, ngũ cốc, cây ăn quả, các loại rau, hoa màu, cây cảnh… Bệnh này có thể xuất hiện ở tất cả bộ phận của cây, từ đọt non, lá, thân, quả, cành… và vào tất cả các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Từ lúc cây con phát triển, ra đọt, lá cứng cáp, ra hoa, đậu quả, trái non phát triển, thậm chí cả giai đoạn thu hoạch, bà con vẫn phải đối mặt với nguy cơ cây trồng mắc bệnh này.
Riêng đối với trường hợp nghi ngờ cây táo bị bệnh thán thư, đầu tiên bà con cần căn cứ vào những dấu hiệu sau để phán đoán chính xác bệnh của cây:
– Đối với hoa: xuất hiện những đốm đen nhỏ lấm tấm. Khi độ ẩm trong không khí tăng cao, kết hợp với mưa kéo dài thì hoa bị khô đen và rụng.
– Đối với lá: xuất hiện nhiều đốm ở viền lá màu nâu đỏ, thâm đen, đường kính từ 2-4mm, hình tròn và có thể liên kết lan rộng thành từng mảng lớn. Lá sẽ khô dần và rụng đi.
– Đối với cành non: xuất hiện đốm nâu, xám, đỏ đồng…, ngày càng lan rộng, bao quanh cành và khiến cành bị chết khô.
– Đối với quả: những đốm nâu đỏ của bệnh xuất hiện dày đặc ở cuống, cắt nguồn dinh dưỡng nuôi quả và khiến quả rụng từ khi còn non. Nếu bổ đôi quả ra, bên trong cũng có thể thấy những đốm nâu này. Đó là do nấm đã tấn công vào bên trong quả. Dù trái không tự rụng khi còn xanh thì khi chín cũng dễ hỏng, mùi vị bị thay đổi, màu sắc không đẹp.
Biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh thán thư
Để tránh tình trạng cây táo bị bệnh thán thư, bà con cần chú ý các phương pháp:
– Trong quá trình chăm sóc cây: đảm bảo độ thông thoáng giữa các cây trong vườn. Thu gom tàn dư của các cây bệnh và mang đi tiêu hủy cách xa vườn, tránh để mầm bệnh lây lan rộng hơn. Cắt tỉa cành nhánh thường xuyên để khống chế độ ẩm ở mức cho phép. Không bón quá nhiều phân đạm.
– Khi xuất hiện cây bệnh, bà con cần sử dụng các thuốc như Aviso 350SC, Manozeb 80WP hay Catcat 250EC để phun cho cây. Liều lượng các loại thuốc như sau: với Aviso 350SC thì pha 200ml/200 lít nước. Với Manozeb 80WP thì 100g/200 lít nước. Với Catcat 20EC thì 200ml/200 lít nước. Bà con cần tuyệt đối tuân thủ theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì sản phẩm dể đảm bảo hiệu quả diệt trừ bệnh thán thư cao nhất.
Các thuốc hóa học trên còn được dùng để phòng ngừa và điều trị nhiều chứng bệnh khác ở các cây ăn quả, cây trồng lâu năm như bệnh mốc sương, khô vằn, lép hạt, đạo ôn…
Câu hỏi
Cây táo đại đang ra quả nhưng trên quả có nhiều chấm đen,…. Hỏi chuyên gia nông nghiệp nguyên nhân và cách khắc phục?
Tôi trồng táo đại được 2 năm. Cây đang ra quả nhưng trên quả có nhiều chấm đen, ngoài ra bình thường. Đã bị 10 ngày, đã dùng thuốc trị bệnh thán thư là mancozeb 2 lần nhưng không hiệu quả. Hỏi chuyên gia nông nghiệp nguyên nhân và cách khắc phục?
Các câu hỏi khác cùng có triệu trứng bệnh thán thư ở cây táo:
Tôi trồng 700 gốc táo lai được 2 năm. Quả sai nhưng bị héo vàng sau đó thối. Bị 3 tuần và dùng thuốc nhưng không khỏi. Hỏi chuyên gia nông nghiệp nguyên nhân và cách khắc phục?
Tôi trồng 20 cây táo đài loan, 1 năm tuổi, đang có quả to bằng ngón tay cái, có hiện tượng vàng lá, quả vàng, thối đen quả, quả thối bám trên cây. Đã bị hơn 1 tháng. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Cây táo đào vàng, đài loan, trồng năm thứ 4. Có hiện tượng vàng quả, rụng quả. Rụng 40%. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
TS Tống Khiêm cho biết, vườn táo của gia đình anh đã bị bệnh thán thư do nấm gây hại. Anh đã phun thuốc trị bệnh thán thư là mancozeb là đúng thuốc nhưng vẫn không hiệu quả có thể là do anh phun quá muộn nên không thể trừ được bệnh này.
Việc phun thuốc hóa học chỉ có tác dụng phòng bệnh hoặc chỉ có thể trừ bệnh khi bệnh mới chớm chứ khi bệnh đã lâu thì không có tác dụng.
Để khắc phục cho vườn cây táo bị bệnh thán thư, anh có thể làm như sau:
+ Giữ cho vườn trồng luôn thông thoáng, sạch sẽ
+ Tiêu hủy những bộ phận bị bệnh nhằm tránh lây lan
+ Phun cho vườn cây 1 trong các thuốc có hoạt chất sau: AZOXYSTROBIN + DIFENOCONAZOLE hoặc HEXACONAZOLE 50 # … Làm theo hướng dẫn trên bao bì.
+ Để phòng bệnh: Cần chăm sóc và bón phân theo qui trình
+ Không để đất trồng ẩm quá 70% và độ chua pH dưới 6
Hợp tác với 3N/VTC16