Cam Canh là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng núi Hà Giang. Nếu ai đã từng được thưởng thức hương vị thơm ngon của trái cam Canh chính gốc, hẳn sẽ không thể nào quên vị ngọt thanh vô cùng đặc biệt ấy. Tuy nhiên, tình trạng cam Canh bị khô múi, cam Canh khô cành đang ảnh hưởng rất nhiều đến “danh tiếng” của loại quả này.
Mục lục nội dung
Biểu hiện và nguyên nhân khiến cam Canh bị khô múi
Cam Canh bị khô múi không chỉ ít nước mà còn bị khô cứng ở đầu múi quả. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự mất cân bằng dinh dưỡng. Một số vườn cam đã được bón phân đầy đủ nhưng do môi trường đất trồng chưa phù hợp. Kết quả là bộ rễ cây không hấp thụ được và có bón bao nhiêu dinh dưỡng cũng không hiệu quả.
Để khắc phục tình trạng này thì cần thực hiện các biện pháp sau:
– Xử lý đất trồng thật kỹ trước khi trồng cây. Nếu là đất chua thì cần bón thêm vôi bột để ổn định pH cho đất.
– Bón nhiều phân chuồng ủ hoai và phân hữu cơ hoai mục để cải thiện dinh dưỡng cho đất, đồng thời bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cây.
– Đối với các loại phân vô cơ cũng cần bổ sung đầy đủ và cân đối cho cây. Đặc biệt nếu sử dụng phân gà để bón thì lưu ý không nên bón thêm Kali, bởi trong thành phần phân gà đã chứa rất nhiều Kali. Khi bị dư thừa Kali thì cây sẽ khó hấp thu đủ Magie.
– Không bón hoặc phun thêm Bo và Canxi cho cây nếu không bị tình trạng nứt quả hay cam Canh bị khô múi. Nên dùng các loại phân bón lá giàu các nguyên tố trung vi lượng. Bà con lưu ý chọn loại dành riêng cho cây ăn quả có múi và phun ít nhất 4 lần/năm. Thời gian phun là trước khi cây cho hoa khoảng 1 tháng. Sau khi đậu quả non, quả đang lớn dần và trước thời điểm thu hoạch quả từ 15-20 ngày.
Phương pháp chăm sóc cam Canh cho quả to, ngọt
– Cần đảm bảo độ ẩm cho cây, đặc biệt là giai đoạn cây ra hoa, kết trái và lúc quả non đang lớn. Nếu những thời điểm đó mà cây bị thiếu nước thì sản lượng cam sẽ giảm. Tuy nhiên nếu tưới quá nhiều thì sẽ tạo điều kiện cho nấm rễ, thối rễ tấn công cây.
– Trong mùa vụ nếu gặp lúc nắng hạn thì tưới 1 lần/ngày cho đến khi cây hồi phục bình thường. Tiếp đó căn cứ vào thời tiết để có chế độ tưới nước phù hợp.
– Chú ý bón phân đầy đủ từ lúc cây còn non để đảm bảo cây đủ dinh dưỡng phát triển. Duy trì chế độ bón thúc vào các tháng 1, 2, 5 và tháng 11.
– Nên thường xuyên cắt tỉa cành nhánh để thúc đẩy sinh trưởng của cây. Để tránh hiện tượng cam Canh bị khô múi, bên cạnh bón phân đầy đủ cần tỉa bớt những cành vượt, cành sâu bệnh… để tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Nên bắt đầu cắt tỉa từ lúc cây đạt khoảng 0.7m, chú ý đảm bảo các cành phân bố đều, không che khuất ánh sáng của nhau để không giảm hiệu quả quang hợp.
Câu hỏi
Vườn cam Canh 8 năm tuổi, 1 năm bón 40 kg phân gà đã ủ hoai mục, 6 kg NPK, 0,5 kg Kali, đã phun Bo, Can xi định kỳ nhưng quả khi thu hoạch vẫn bị khô, đầu quả bị chai cứng. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
TS Đinh Văn Đức cho biết: cam Canh khi thu hoạch thấy khô, đầu múi quả chai cứng là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng quan trọng nhất là do cây mất cân đối về dinh dưỡng, thậm chí anh đã bón đủ phân cho cây nhưng do môi trường đất trồng chưa phù hợp nên bộ rễ cây không hấp thu được. Biện pháp khắc phục như sau:
+ Trước hết cần kiểm tra đất trồng, nếu đất chua cần bón VÔI BỘT để nâng độ pH đất trồng lên mức 5,5-6,5.
+ Sau đó bón nhiều PHÂN CHUỒNG hoặc PHÂN HỮU CƠ hoai mục để vừa làm xốp đất vừa cung cấp một số nguyên tố dinh dưỡng trung và vi lượng cho cây.
+ Còn các phân vô cơ phải chú ý bón đầy đủ và cân đối cho cây, riêng phân gà là loại phân đã có hàm lượng KALI khá cao nên cần chú ý không bón tăng thêm KALI cho cây.
Vì nếu bón quá nhiều KALI cây sẽ không hấp thu được MAGIE (Mg).
+ Nếu không có hiện tượng nứt quả thì không cần thiết phun Bo và CANCI cho cây mà nên sử dụng phân bón lá giàu các nguyên tố trung, vi lượng, loại chuyên dùng cho cây ăn quả có múi để phun cho cây ít nhất 4 lần trong năm vào trước khi cây ra hoa khoảng 20 ngày, sau khi tắt hoa đậu quả non, khi quả đang lớn và trước khi thu hoạch quả 15-20 ngày.
Hợp tác với 3N/VTC16