Giải đáp trực tuyến [Chăn nuôi]

Chuyên gia trả lời

Hợp tác với 3N/VTC16

[256746]
KG Nguyễn Thị Thúy, 0986xxx499, Thái Bình
Câu hỏi: Lợn nái đẻ lứa thứ 6, đang mang thai được 20 ngày, sáng nay có hiện tượng bỏ ăn, nóng sốt, lưỡi sưng, tím lưỡi, thè lưỡi ra ngoài, ngoài ra bình thường, đã dùng thuốc thú y nhưng không đỡ.
Hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục?

Lúc 20h51′ 07/05/2017

Chuyên gia chẩn đoán lợn nhà chị Thúy bị viêm xoang miệng, lưỡi

Triệu chứng: sốt, lưỡi sưng, tím lưỡi, thè lưỡi ra ngoài, bỏ ăn

Cách khắc phục:

*điều trị nguyên nhân kết hợp nâng cao sức đề kháng, thể trạng của cơ thể

– Điều trị nguyên nhân gây bệnh như sau:

+ Dùng cồn Iodin 10% sát trùng xoang miệng, lưỡi bị viêm 3 lần/ngày/ 5 ngày liền

+ Dùng 1 trong các thuốc có hoạt chất sau: Enrofloxacin,Doxycyclin, Oxytetracycline, Amoxicillin tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 5 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Điều trị triệu chứng và trợ sức, nâng cao thể trạng như sau:

+ Dùng thuốc Analgin cho tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3 ngày liền để giảm sốt.

+ Dùng thuốc Cafein và Vitamin B1, C tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3-5 ngày liền để trợ sức, nâng cao thể trạng. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Dùng chất điện giải Gluco-C + Vitamin ADE + Vitamin Bcomplex hòa tan, cho uống 3 lần/ ngày/ 10 ngày liền để trợ sức, nâng cao thể trạng

+ Bổ sung Men tiêu hóa sống và Vitamin ADE + Vitamin Bcomplex, khoáng chất Premix vào thức ăn cho ăn 1 tháng liền để trợ sức, nâng cao thể trạng.

Nên xem:   Giải đáp trực tuyến [Trồng trọt]

+ Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch thuốc sát trùng để diệt mầm bệnh ngoài môi trường

Lúc 20h56′ 07/05/2017

[256751]
KG La Văn Bính, 01216xxx211, Vĩ Thượng – Quang Bình – Hà Giang
Câu hỏi: Dê thường có hiện tượng chướng bụng và ngoài ra bình thường.
Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Lúc 20h38′ 07/05/2017

Thưa anh Bính, dê của gia đình anh đã bị chướng hơi dạ cỏ.

Để khắc phục hiện tượng trên anh cần thực hiện các bước sau:

– Loại bỏ thức ăn cũ và thức ăn ôi mốc, kém phẩm chất.

– Hạn chế thức ăn xanh chứa nhiều nước (như thân cây ngô non, ngọn mía, cỏ non,…).

– Dùng MAGIESUNFAT: liều 200g, hoà với 300ml nước sạch cho uống 1 lần (chỉ dùng 1 lần trong ngày đầu điều trị).

– Dùng nước rượu tỏi cho uống ngày 1 lần (4 củ tỏi giã nhỏ hoà với 200 ml rượu).

– Dùng quả bồ kết khô đốt cháy và xông hơi cho hàng ngày.

– Dùng thuốc diệt vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá, anh dùng 1 trong các loại thuốc sau: NGH-NEOTESOL; hoặc NEOTESOL; hoặc TETRACYCLIN; hoặc OXYTETRASUL; hoặcKANAMYXIN; hoặc AMPICILIN; hoặc STREPTOMYXIN. Cho uống ngày 1 lần, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.

– Dùng thuốc bồi bổ cơ thể, anh dùng: VITAMINC, B1, CAFEIN. Tiêm cho dê ngày 1lần,liền lượng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm. Với phác đồ trên, điều trị liên tục 3-5 ngày 

Nên xem:   VTC16 tư vấn nông nghiệp trực tuyến cho khán giả

Lúc 20h43′ 07/05/2017

[256786]
KG Nguyễn Thị Luyến, 01693xxx910, Đồng Tâm – Bắc Quang – Hà Giang
Câu hỏi: Ong nội được 10 năm. Hiện tượng thối ấu trùng, ngoài ra bình thường. Bị 6 tháng và chưa dùng thuốc.
Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Lúc 20h29′ 07/05/2017

Chuyên gia chẩn đoán ong nhà chị Luyến bị thối ấu trùng.

Biện pháp điều trị bệnh cho đàn ong như sau:

*Điều trị bệnh tuổi nhỏ:

– Nguyên nhân gây bệnh ấu trùng tuổi nhỏ do vi khuẩn nên dùng thuốc kháng sinh để điều trị.

– Trường hợp thời gian đến mùa thu hoạch mật ong còn dài thì cho ong ăn nước đường hòa thuốc kháng sinh với liều lượng như sau: – KANAMYXIN: 0,4-0,5 g pha trong 1 lít nước đường (đường pha tỉ lệ 1 đường, 1 nước), thuốc pha với nước sôi để nguội, khuấy tan thuốc rồi đổ vào nước đường, khuấy đều nước thuốc với nước đường, cho ăn trong 3-5 tối liền, mỗi tối 100ml/1 cầu.

– Trường hợp sắp đến mùa thu hoạch mật ong và đàn ong còn đông quân thì nên phun thuốc: – Hòa thuốc kháng sinh KANAMYXIN: 1 g/1 lít nước đường hoặc nước sôi để nguội cho vào bình phun.

– Nhấc từng cầu ong lên rồi phun thuốc một cách nhẹ nhàng lên bánh tổ ong, cần phun chéo mặt cầu để tránh phun thuốc vào ấu trùng, phun lên ong thợ, phun trong thùng, ngoài thùng, cách 1 ngày phun 1 lần, phun 2-3 lần (1 g thuốc có thể phun cho 100 đàn ong).

Nên xem:   VTC16 tư vấn nông nghiệp trực tuyến cho khán giả

Lưu ý: Trước khi điều trị bệnh phải:

– Loại cầu có nhiều ấu trùng bị bệnh. Trường hợp phải loại tất cả các cầu của đàn bệnh thì cần lấy cầu nhộng từ đàn ong khỏe khác để viện cho đàn bệnh.

– Thay thùng sạch khác.

– Nhập các đàn ong yếu hoặc bị bệnh vào với nhau.

*Điều trị bệnh tuổi lớn:

– Nguyên nhân gây bệnh tuổi lớn do vi rút nên không sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị mà cần áp phương pháp sinh học đó là thay ong chúa cũ bằng mũ chúa được tạo ra từ đàn ong khỏe.

– Trường hợp không có mũ chúa thì nhốt ong chúa từ 10-12 ngày. Chú ý: Sử lý đàn ong trước khi điều trị bệnh giống như sử lý bệnh tuổi nhỏ. Phòng bệnh:

– Đảm bảo đàn ong luôn có quân phủ kín các tầng, chúa trẻ, đẻ khỏe. – Không bị đói vào mùa khan hiếm thức ăn.

– Không cho ong xây tầng, chia đàn quá nhiều.

– Trong thùng luôn khôráo, sạch sẽ, mát mùa hè, ấm mùa đông.

– Hạn chế việc lục lọikiểm tra đàn ong

Lúc 20h34′ 07/05/2017

hung nguyen huutại sao nói mô hình v-a-c góp phần phát triển chăn nuôi bền vững,xin chuyên gia giúp đỡ
17:50′ 19/04/2018

hoang hungBò nha tôi đẻ dược 2 ngày , lúm vú của bò mẹ rât to khiến cho bê con không bú , bê con ngày một yếu đi mong chuyên gia giúp đỡ.18:42′ 09/07/2017

hoang hungBò nha tôi đẻ dược 2 ngày , lúm vú của bò mẹ rât to khiến cho bê con không bú , bê con ngày một yếu đi mong chuyên gia giúp đỡ.18:42′ 09/07/2017

hoang hungBò nha tôi đẻ dược 2 ngày , lúm vú của bò mẹ rât to khiến cho bê con không bú , bê con ngày một yếu đi mong chuyên gia giúp đỡ.18:42′ 09/07/2017

Nguyễn Đức ViệtĐàn lợn thương phẩm 470 con. nhưng vừa rồi tỉ lệ tiêu chảy phân loảng màu nâu, không có mùi chiếm 20%. Đã tiêm enflo giờ giảm nhưng không hết. Ban đêm lợn ho nhiều. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục.?
17:09′ 17/04/2017

phan đình ninhheo 20kg bị tiêu chảy phân xanh,xuất huyết ở vùng bụng,bẹn, tai. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?07:19′ 30/03/2017

Phạm Như QuỳnhHiện nay có chứng nhận hữu cơ nào cho chăn nuôi, và cơ quan nào đứng ra cấp chứng nhận này? Nếu muốn được chứng nhận chăn nuôi hữu cơ thì cần đạt những tiêu chí nào? Cảm ơn chương trình!09:48′ 22/03/2017

Duong HuyLợn nái mang thai.+ Có biểu hiện bị táo bón
Và có dấu hiệu sốt nhẹ. Người bị mẩn đỏ, lợn bỏ ăn, lợn nằm bệt ra. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục21:53′ 25/02/2017

Trương Đoànlợn con 12 ngày tiêm đồng thời sắt và ecoli cùng 1 ngày có được không?18:12′ 20/02/2017

mr khanhLợn nhà e bị liệt hai chân sau ngồi như chó..chưa kiểm tra thân nhiệt kêu bt ăn uống bt kg bị tiêu chảy.nhu vậy bị gì ah10:35′ 02/02/2017

phạm hảiXin hỏi dê bị run chân, đi thụt lùi, đầu cứ cúi gằm vào người là bị bệnh gì và cách chữa như thế nào? xin cảm ơn.09:32′ 25/01/2017
Rate this post

Bài viết liên quan

10 Comments

  1. Huy
    1 Tháng Mười Một, 2019
    • admin
      21 Tháng Ba, 2020
  2. Minh
    5 Tháng Mười Hai, 2019
  3. Trương Công Linh
    25 Tháng Tư, 2020
  4. Nguyễn Ngọc Huynh
    11 Tháng Năm, 2020
  5. Nguyễn Hồng Nhung
    28 Tháng Bảy, 2020
    • Biêng
      8 Tháng Tám, 2020
  6. Vinh
    17 Tháng Chín, 2020

Thêm bình luận