Gà chảy nước mũi và có mùi hôi là bị bệnh gì?

Khán giả Lê Văn Long (Hà Nội) có gửi câu hỏi đến chuyên gia chăn nuôi: “Nuôi 300 gà ta thả vườn, được 2 tháng tuổi, 10 ngày nay gà có hiện tượng chảy nước mũi và có mùi thối, biểu hiện vảy mỏ hen khẹt. Đã dùng các loại thuốc thú ý nhưng không đỡ. Hỏi chuyên gia về nguyên nhân và cách khắc phục gà chảy nước mũi”.

Để giúp giải đáp thắc mắc này của anh Long, chúng tôi đã liên hệ với chuyên gia và được tư vấn như sau:

Dấu hiệu gà bị chảy nước mũi

Nếu bạn luôn chăm sóc gà một cách cẩn thận và kỹ lưỡng thì chắc chắn sẽ nhận ra một số dấu hiệu khi gà gặp phải tình trạng này. Một số dấu hiệu điển hình như:

  • Các dịch từ mũi và từ miệng gà chảy ra liên tục. Càng ngày dịch sẽ càng chảy ra nhiều hơn.
  • Mặt của gà bị sưng lên. Có thể nổi nhiều u cục dẫn đến biến dạng khuôn mặt.
  • Tiếng thở của gà trở nên khò khè, xuất hiện đờm ngăn cản quá trình hô hấp.
  • Bạn có thể thấy gà thường xuyên ho, đờm dính ở trên mũi hoặc trên mỏ.
  • Mũi gà bị ướt và mốc. Gà cảm thấy khó chịu nên thường dùng chân cào lên mũi. 

Nguyên nhân gây gà chảy nước mũi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến gà bị sổ mũi. Điển hình là một số nguyên nhân sau:

Nên xem:   Gà bị viêm lỗ chân lông và thiếu khoáng chất

Do bệnh sổ mũi thông thường

Bệnh sổ mũi là một trong những bệnh thường gặp ở gà. Bệnh này hay gặp với những con gà có sức đề kháng kém hoặc vào lúc thời tiết thay đổi.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh sổ mũi thông thường ở gà như sau:

  • Môi trường sống, chuồng của gà bị nhiễm bẩn. Không được vệ sinh thường xuyên khiến không gian sống trở nên ẩm thấp. Từ đó tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển gây bệnh.
  • Nhiệt độ của môi trường thay đổi một cách bất thường, đột ngột. Chính vì vậy gà không kịp thích nghi.
  • Sau khi xảy ra những cuộc đánh nhau, ẩu đả với những con gà khác mà không được chăm sóc cẩn thận.

Do bệnh sổ mũi truyền nhiễm

Ngoài những nguyên nhân do bệnh sổ mũi thông thường thì gà còn chảy nước mũi do các bệnh truyền nhiễm. Điển hình phải kể đến do bệnh Coryza. Bệnh này do một loại virus có tên là Haemophilus paragallinarum gây ra. 

Con virus này có tốc độ lây lan nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời. Đối với những đàn gà nuôi nhiều con thì sự lây lan diễn ra rất mạnh. Chỉ sau khoảng 2-3 ngày ủ bệnh thì gà sẽ phát bệnh.

Cách điều trị gà chảy nước mũi

Để điều trị gà bị chảy nước mũi chúng ta cần xác định nguyên nhân gây bệnh. Chúng ta sẽ điều trị theo 2 nguyên nhân chính gây bệnh.

Trị gà bị sổ mũi thông thường

Với những con gà bị sổ mũi thông thường thì chúng ta có rất nhiều phương pháp chữa trị như sau:

Dùng tỏi giã nát

Tỏi là một trong những nguyên liệu thường được sử dụng để chữa trị gà bị cảm cúm. Bạn có thể băm nhỏ tỏi trộn với cơm hằng ngày cho gà ăn. Hoặc giã nát hoà cùng nước, lấy nước cho gà uống. 

Nên xem:   Bệnh viêm thanh phế quản truyền nhiễm ở gà

Việc trị chảy nước mũi bằng tỏi cần được theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh lượng tỏi phù hợp. Nếu cho gà ăn quá nhiều tỏi có thể gây nóng dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hoá của gà.

Dùng thuốc đặc trị

Loại thuốc điển hình thường được dùng nhiều nhất để trị sổ mũi cho gà là thuốc Ery. Khi mua thuốc về bạn hãy cho gà sử dụng theo đúng liều lượng được ghi trên nhãn mác. Các bạn có thể chia nhỏ viên để cho gà uống vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

Điều chỉnh nhiệt độ cho gà

Khi thời tiết thay đổi đột ngột các bạn cần có biện pháp điều chỉnh nhiệt độ cho gà. Sử dụng các loại đèn hoặc thiết bị sưởi ấm để vào trong chuồng cho gà. Chú ý cần dọn dẹp và vệ sinh chuồng gà trước khi cho gà vào chuồng.

Trị gà bị sổ mũi truyền nhiễm

Các triệu chứng khi gà mắc bệnh sổ mũi truyền nhiễm đó chính là: sưng mặt, thị lực giảm,…. Với bệnh này chúng ta cần cho gà sử dụng kháng sinh. Một số loại kháng sinh bạn có thể dùng cho gà như: Streptomycin, Dihydrostreptomycin,….

Các loại kháng sinh đều được ghi rõ cách sử dụng trên bao bì. Ngoài những loại kháng sinh trên thì bạn cũng có thể cho gà sử dụng thêm những loại thuốc tiêu đờm.

Để tăng cường sức đề kháng cho gà, cần sử dụng thêm một số loại chất bổ như: vitamin B1. Nếu gà không chịu uống thuốc các bạn có thể trộn thuốc với thức ăn của chúng. 

Cách phòng tránh bệnh gà sổ mũi

Để phòng tránh bị bệnh sổ mũi thì các bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh chuồng gà thường xuyên, sạch sẽ, tránh hiện tượng ẩm mốc, hôi thối.
  • Cho gà uống vacxin phòng ngừa cúm từ lúc 2-3 ngày tuổi hoặc theo quy định của từng loại vacxin.
  • Đặt chuồng gà ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên. Cơ thể gà cũng cần ánh sáng để tự tổng hợp những chất cần thiết giúp cơ thể khỏe hơn. Ngoài ra đặt ở những nơi nhiều ánh sáng cũng giúp gà chống bị lạnh.
  • Bổ sung những thiết bị sưởi, đèn điện khi có dấu hiệu thay đổi thời tiết. Gà rất nhạy cảm với lạnh.
  • Cần cách ly gà bị bệnh với những con gà bị khỏe ngay khi phát hiện ra. Từ đó giúp phòng tránh lây lan giữa các cá thể gà trên diện rộng.
  • Không nên nuôi nhiều loại gà khác nhau trong cùng một chuồng.
Nên xem:   Bệnh cầu trùng ghép E.coli cho gà chữa thế nào?

Câu hỏi về bệnh gà chảy nước mũi

Gà chảy nước mũi

Chăn nuôi gà | 10 con gà chọi, nuôi được hơn 1 tháng, 1 tháng nay có hiện chảy nước mũi có mùi thối, đã dùng Tylosin nhưng không đỡ. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Chăn nuôi gà | Khắc phục gà mắc bệnh viêm sổ mũi truyền nhiễm

– Dùng thuốc OXYTETRACYCLINE + KANAMYCIN cho uống 1 lần/ ngày/ 7 ngày

– Dùng GLUCO – C + VITAMIN TỔNG HỢP cho uống 3 lần/ ngày/ 5 ngày

– Trộn vào thức ăn MEN TIÊU HÓA + VITAMIN + PREMIX cho ăn liên tục 1 tháng.

Video hướng dẫn chữa trị gà chảy nước mũi

Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách chữa trị gà chảy nước mũi. Kênh VTC16 đã mời các chuyên gia trả lời cho bạn.

Trên đây là tư vấn của chuyên gia chăn nuôi về nguyên nhân cũng như cách khắc phục đàn gà chảy nước mũi. Hy vọng rằng sẽ giúp đàn gà của anh Long sớm khỏe lại. Chúc anh thành công!

Theo: Nguyễn Hiền

4.5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận