Gà tự nhiên bị mù mắt, cách chữa trị gà bị đui mắt, mờ mắt

Một trong những hiện tượng mà nông dân nuôi gà sợ nhất chính là gà bị mù mắt, lông có mùi hôi thối, đặc biệt là ở phần cánh gà. Nếu tình trạng nặng gà có thể bị chết cả đàn. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng này lại đến từ sai lầm khá phổ biến của rất nhiều hộ chăn nuôi gà.

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng gà bị mù mắt, thối lông

gà bị mù mắt

Đa số bệnh của gà thường đến từ môi trường chăn nuôi không sạch sẽ, hoặc do gà mang sẵn mầm bệnh bẩm sinh. Đối với hiện tượng gà bị mù mắt, thối lông thì nguyên nhân là do chuồng trại, khu vực nuôi nhốt, thả rông bị ô nhiễm nặng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công. Bên cạnh đó, gà bị thiếu chất, hệ miễn dịch kém cũng dễ dàng mắc bệnh.

Do đó, khi gặp tình trạng này, bà con cần phải thực hiện các biện pháp sau:

– Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, nơi chăn thả, nuôi nhốt, phun phòng các loại thuốc để loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh.

Nên xem:   Dùng thuốc gì khi dê bị sùi bọt mép, mệt mỏi, nằm 1 chỗ

– Cách ly những con gà bị bệnh để điều trị. Khi nào khỏi hoàn toàn mới cho tái hòa nhập với đàn.

– Sử dụng kháng sinh cho cả đàn. Có thể dùng một trong các loại thuốc sau:

+ Oxytetracylin

+ Ampicillin kết hợp với Colistin

+ Gentamycin + Doxycillin

– Liều lượng sử dụng cần tuân thủ theo hướng dẫn ở bao bì sản phẩm.

– Cần trộn thêm các loại vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa, thuốc bổ… vào thức ăn của gà để tăng sức đề kháng.

Một số lưu ý khi chăm sóc đàn gà

gà bị mù mắt

Để phòng ngừa các chứng bệnh thường gặp như gà bị mù mắt, thối lông, gà bị liệt… thì bà con cần chú ý những điều sau:

– Lựa chọn con giống kỹ lưỡng:

Con giống khỏe, sạch bệnh là tiêu chí đầu tiên khi chăn nuôi bất cứ con vật gì. Gà con cần phải lấy từ cặp gà bố mẹ khỏe mạnh, được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin. Trong quá trình ấp cần tuân thủ tiêu chuẩn vệ sinh của các cơ quan thú y.

– Vệ sinh chuồng trại:

Chuồng sạch sẽ, môi trường tốt thì đàn gà mới khỏe và linh hoạt. Chuồng gà nên ở xa khu vực đông người, không được nuôi nhốt chung gà và những loại gia súc, gia cầm khác để tránh lây bệnh. Nên định kỳ khử trùng bằng các dung dịch sát trùng hoặc vôi bột.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng thích hợp

gà bị mù mắt

Gà được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ đảm bảo sức khỏe và chất lượng thịt, trứng. Trong giai đoạn gà con cần phải bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cho gà phát triển toàn diện. Ngoài ra, nước uống cũng là vấn đề rất quan trọng. Cần đảm bảo nguồn nước sạch để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh ở gà.

Nên xem:   Cách điều trị lợn bị ghẻ, nấm da và nhiễm vi khuẩn kế phát

Các cơ quan thú y luôn nhắc nhở bà con tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cho gà. Luôn nhớ lịch tiêm phòng vắc-xin để tăng cao khả năng miễn dịch. Vì thực tế có rất nhiều chứng bệnh ở gà cũng như ở các loại gia súc, gia cầm khác có thể được phòng ngừa rất đơn giản bằng các loại vắc-xin có sẵn.

Ngoài ra, bà con cũng cần cho gà uống/tiêm thêm các loại thuốc trợ sức trợ lực để cải thiện thể trạng cho đàn gà, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Câu hỏi

Chăn nuôi | Gà bị chảy nước mắt, bị mù và ướt lông cánh, lông lưng và có mùi hôi thối ở phần cánh, gà thường rúc vào góc. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Chăn nuôi | Với câu hỏi trên, chuyên gia đã tư vấn như sau:

+ Nguyên nhân là do môi trường bị ô nhiễm

+ Cải thiện môi trường chăn nuôi, nếu có điều kiện thì chuyển gà sang chuồng mới để điều trị

+ Những con bị thối lưng thì cần loại thải

+ Điều trị kháng sinh cho toàn đàn: OXYTETRACYLIN hoặc AMPICILLIN + COLISTIN hoặc GENTAMYCIN + DOXYCILLIN

+ Bổ sung VITAMIN, MEN TIÊU HÓA, BỔ GAN THẬN, thuốc trợ sức trợ lực.

Video hướng dẫn

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

One Response

  1. Đoàn Minh Thương
    5 Tháng Tư, 2020

Thêm bình luận