Bò bị ngộ độc phân ure là một trong những vấn đề khá đau đầu với các hộ nông dân. Bò thường gặp phải tình trạng này khi uống nước ure. Nếu không cấp cứu kịp thời, vật nuôi có thể sẽ chết. Điều này gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Vậy cần khắc phục trường hợp này thế nào? Hãy cùng theo dõi các biện pháp dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
Bò bị ngộ độc phân ure cần xử lý thế nào?
Theo PGS.TS Trương Văn Dung, có một số biểu hiện rõ ràng cho thấy bò bị ngộ độc phân ure.
- Đầu tiên nhu động dạ cỏ ngừng, bò sẽ tiết nước bọt tùy tiện. Sau đó con vật sẽ trở nên sợ hãi, có biểu hiện nghiến răng đá đạp lên vùng bụng. Cùng với đó là các biểu hiện sợ hãi, tiêu chảy cấp.
- Chúng còn có các biểu hiện khác như co giật, kêu rống, giãy giụa.
- Để khắc phục tình trạng này, cần thực hiện một số các biện pháp sơ cứu. Trước hết, cho bò uống nước giấm pha loãng với dung tích từ 2 – 3 lít. Điều này sẽ giúp bò thải được các độc tố có trong dạ dày của chúng.
- Sau đó tiêm tĩnh mạch 30-50g axit glutamic được pha cùng dung dịch glucose 10%. Bước tiếp theo là tiêm tĩnh mạch canxi gluconat 10% và Mgcl2 10%. Liều thuốc này giúp bò không bị co giật do ngộ độc. Liều lượng tiêm phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bò bị ngộ độc phân ure cần xử lý bằng cách dùng thuốc cafein. Có thể thay thế bằng long não. Chúng cần được kết hợp cùng với các loại vitamin là B1 và C. Tiêm vào bắp bò mỗi ngày một lần với thời gian là 3-5 ngày. Tác dụng của các loại thuốc này là trợ tim, trợ sức cho bò. Liều lượng tiêm cũng phải làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, cần tìm cách thoát hơi ở dạ cỏ ra ngoài cho bò nếu chúng bị chướng hơi. Biện pháp thực hiện bao gồm kéo lưỡi hoặc cho troca vào dạ cỏ.
Chăm sóc hộ lý và phòng bệnh
Bò bị ngộ độc phân ure cần được chăm sóc hộ lý một cách cẩn thận. Chúng cần được nằm ở nơi thoáng khí. Thực phẩm cho bò trong thời gian điều trị bệnh là cháo loãng và các thực phẩm dễ tiêu. Nếu trời lạnh, nên ủ ấm cho bò bằng rơm, chăn màn, quần áo cũ. Có thể thắp đèn sưởi ấm cho bò. Để tránh trường hợp bò bị ngộ độc, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Trước hết, chủ bò cần kiểm tra nguồn thức ăn, nước uống hàng ngày. Nếu phát hiện các biểu hiện lạ, cần cách ly bò khỏi nguồn thức ăn đó. Tránh cho bò không ăn cỏ tại các khu vực mới phun thuốc trừ sâu. Nên để ít nhất 10 ngày sau khi phun thuốc mới cắt cỏ cho bò ăn. Nguồn thức ăn cho bò cần được làm sạch sẽ, phơi tái cỏ trước khi cho chúng ăn.
Bò bị ngộ độc phân ure rất dễ nhận biết và khắc phục. Thời gian để chúng hồi phục cũng không quá lâu. Chính vì thế các hộ nông dân cần nhanh chóng phát hiện và cấp cứu cho chúng. Chăm sóc bò tốt giúp người nông dân thu nguồn lợi kinh tế cao, cải thiện đời sống kinh tế.
Câu hỏi
Con bò 2 năm tuổi, uống nước ure, bị ngộ độc phân. Hỏi cách xử lý gấp?
PGS.TS Trương Văn Dung cho biết, khi bị ngộ độc phân ure, nhu động dạ cỏ ngừng, gia súc tiết nước bọt nhiều tùy tiện, con vật nghiến răng đá đạp lên vùng bụng, sợ hãi, đi đái đi ỉa liên tục, các cơ vùng môi, tai mắt co giật, kêu rống, giẫy rụa.
Để cách khắc phục cho vật nuôi, bác cần làm như sau:
Phải can thiệp sớm theo các bước:
– Thải các chất chứa trong dạ dầy bằng cách: cho uống NƯỚC DẤM pha loãng từ 2-3 lít
– Tiêm tĩnh mạch 30-50g AXIT GLUTAMIC, pha trong dung dịch GLUCOSE 10%
-Tiêm tĩnh mạch dung dịch CANXI GLUCONAT 10%, MgCl2 10% để chống co giật. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
-Dùng thuốc CAFEIN (hoặc long não) + VITAMIN B1, C tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3-5 ngày liền để trợ tim, trợ sức. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
-Nếu bị chướng hơi phải tìm cách thoát hơi ở dạ cỏ ra ngoài (kéo lưỡi hoặc chọ troca vào dạ cỏ)
– Chăm sóc hộ lý tốt