Ớt là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình, bởi nó kích thích vị giác, giúp bữa ăn ngon miệng hơn. Chính vì thế, nhiều người lựa chọn trồng cây ớt trong chậu xen canh với các cây gia vị khác. Bởi đây là loại cây sống khá dài, dễ trồng, nếu được chăm sóc tốt sẽ cho quả trong nhiều năm. Họ ớt có nhiều loại gồm: ớt chỉ thiên, ớt hiểm, ớt rau hay ớt sừng Trâu… Để trồng và chăm sóc tốt cho cây, bà con cần chú ý phòng trừ một số loại sâu bệnh. Đặc biệt nhất là dế mèn phá hại cây ớt.
Mục lục nội dung
Cách nhận biết và phòng trừ bọ trĩ gây hại
Các biểu hiện khi bị phá họai:
- Bọ trĩ dùng răng cứa rách biểu bì lá rồi hút nhựa khiến lá từ màu xanh chuyển thành màu xám bạc hay đốm nhỏ màu nâu, nếu bị nặng thì lá có hiện tượng khô, rụng sớm.
- Bọ trĩ có kích thước khá nhỏ và thường gây hại vào mùa hè, thời tiết nóng ẩm. Cách nhận biết dễ dàng nhất, bà con vỗ nhẹ thân lá, thấy con vật có hình dạng thon dài, màu vàng nhạt, di chuyển nhanh tức là bọ trĩ.
- Để phòng trừ dứt điểm, bà con dùng thuốc đặc trị Dầu khoáng SK Enspray 99EC để phun lên cây ớt, nhớ chú ý thời gian cách ly hợp lí.
Phòng tránh rệp đu bám
Rệp phá hoại cây ớt bằng việc chích hút nhựa cây làm cây bị chùn đọt, lá cong, xoăn, khiến cây sinh trưởng và phát triển kém. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện phát sinh bệnh virut trên cây ớt. Rệp có màu vàng nhạt hoặc xanh thẫm, cơ thể mềm nhũn và có kích thước rất nhỏ.
Để phòng trừ rệp gây hại trên ớt, bà con sau khi thu hoạch xong nên vệ sinh sạch sẽ tàn dư thực vật, bởi nó là môi trường chứa trứng và rệp trưởng thành.
Nếu bạn trồng để phục trong gia đình, khi đó tỉ lệ rệp gây hại ít thì có thể diệt trừ bằng phương pháp thủ công như bắt tay…
Còn nếu với diện tích lớn, mật độ dày đặc, bà con dùng thuốc Sec SaiGon hoặc SK Enspray để hạn chế sự sinh sôi, nảy nở của rệp. So với mức độ dế mèn phá hại cây ớt thì rệp dễ khiến cây bị chết hơn.
Nhện hút nhựa cây
Nhện sinh sống và phá hoại cây ớt quanh năm, nhưng thời điểm thích hợp nhất là lúc trời nắng nóng, nhiệt độ ẩm. Nó phá hoại bằng cách chích hút nhựa cây khiến lá xoắn lại, nếu bị nặng thì lá có màu vàng, khô và rụng xuống.
Không chỉ gây hại trên lá, nhện còn tác động lên hoa khiến hoa rụng, tác động lên trái khiến trái sần sùi, xấu xí.
Cách phòng trừ nhện phá hoại cây ớt hữu hiệu nhất chính là hạn chế để đất khô cằn. Nếu bị nhện tàn phá, bà con có thể sử dụng thuốc đặc trị như Comda 250EC hoặc Saromite 57EC. Khi phun thuốc phải phun thật kỹ, chủ yếu phun thật ướt đẫm dưới mặt lá.
Dế mèn phá hại cây ớt
Mặc dù rất nhiều hộ gia đình nuôi dế mèn thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhung đối với bà con trồng ớt chỉ thiên, việc dế mèn cắn phá thân cây ớt là hiện tượng thường xuyên bắt gặp, khiến năng suất và sản lượng giảm sút hẳn. Vậy làm sao để hạn chế dế mèn tác động xấu lên cây ớt, là nỗi băn khoăn của nhiều người.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi phát hiện dế mèn cắn thân ớt, bà con nên sử dụng đúng liều lượng các loại thuốc, điển hình như:
- Diazinon
- Fipronil
- Chloryrifos methyl… phun đều trên diện tích trồng ớt để diệt trừ loài dế và các loại sâu bệnh gây hại khác
Trên đây là một số tác nhân gây hại trên ớt mà bà con thường gặp phải. Hi vọng, với cách nhận biết cũng như phương pháp phòng trừ đã nêu. Nó sẽ giúp bà con hạn chế những tổn thất cho cây ớt, đảm bảo một vụ mùa thắng lợi.
Câu hỏi
Ớt trồng được 1 tuần, 2 ngày nay vườn ớt có hiện tượng dế mèn cắn thân cây. Đã dùng thuốc nhưng chưa khỏi. Hỏi cách khắc phục?
Theo TS Nguyễn Thị Nhung, Viện Bảo vệ Thực vật, có thể dùng các sản phẩm thuốc hạt có hoạt chất sau:
Dùng DIAZINON hoặc FIPRONIL hoặc CHLORPYRIFOS METHYL,… rải vào ruộng để trừ dế và các sâu đất khác cắt ngang cây. Liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.