Kỹ thuật trồng dừa – nhanh ra trái, năng suất cao 100%

Thu nhập khủng nhờ mô hình trồng dừa

Nhờ kỹ thuật trồng dừa xiêm bằng mô hình mới. Trong nhiều năm qua, bà con ở vùng đông nam bộ đã thoát nghèo nhờ cây dừa. Bước đầu mang lại hiệu quả khá cao, một số nông hộ đã tiên phong sử dụng phương pháp canh tác này.

Bắt đầu từ một hộ nông dân có mong muốn tìm tòi chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tăng hiệu quả kinh tế cho gia đình. Cùng sự hỗ trợ của viện cây ăn quả khu vực miền nam. Giống dừa xiêm đã được du nhập và tạo nguồn thu nhập mới cho bà con nông dân.

Bà con đã thử nghiệm nhiều giống cây, nhưng cây dừa là loại đem lại hiệu quả nhất. Dừa có có diện tiêu thụ rộng, được nhiều người tiêu thụ ưa chuộng. Không những là thức uống giải khát mà còn có thể chế biến thành nhiều loại thức ăn khác.

Kỹ thuật trồng dừa

Trung bình mỗi cây dừa cho khoảng 14 – 16 buồng mỗi năm. Ban đầu, cây cho khoảng 20 – 30/ buồng. Số lượng này tăng dần theo số tuổi của cây, có thể đạt 100 trái 1 buồng. Buồng dừa mọc quây tròn, tán lá dày, hẹp. Nên cùng một diện tích, nếu trồng dừa xiêm dây thì số gốc tăng 1,5 lần so với các giống cây khác.

Nên xem:   Quả mít bị nứt: Nguyên nhân vì sao?

Chọn giống

Trong hơn 100 giống dừa, dừa xiêm dây là một trong những giống mới của viện cây ăn quả miền nam. Dừa nhiều nước, cho nhiều quả, một cây có thể cho từ 60 đến 100 trái. Vì vậy giống dừa xiêm dây đang rất được ưa chuộng. Trái dừa xiêm dây tuy nhỏ, nhưng nước ngọt thanh, tốt cho sức khỏe. Nên được nhiều người ưa chuộng.

Đất trồng

Cây dừa dễ trồng, thích nghi mọi loại đất. Kể cả những vùng bị nhiễm phèn, khô hạn. dừa không khó tính như những loại cây trồng khác. Triền đất cao cũng trồng được, ruộng đất đang cấy dở cũng trồng được. Tuy nhiên vị trí trồng cần đảm bảo nguồn nước thường xuyên vào mùa khô. Yếu tố cơ bản là đất luôn đủ độ ẩm.

  • Đối với đất đen, độ phì nhiêu cao thì công chăm sóc được giảm bớt.
  • Đất đỏ thì cần cải tạo độ xốp, bằng cách cho thêm trấu, chất hữu cơ. Đào hố trồng dừa xong, trước khi đặt cây dừa con xuống. Bà con nên trộn một lớp trấu và hữu cơ.
  • Với đất phèn, xử lý bằng cách trộn một lớp vôi dưới hố trồng.

Chăm sóc

Dừa vốn mọc tự nhiên, sau khi ươm trồng không cần chăm sóc nhiều. Tuy nhiên cần đảm bảo dừa được tưới nước đủ ẩm mỗi ngày vào mùa khô. Bón phân hữu cơ thường niên.

Phòng bệnh cho cây dừa

Có yếu tố làm giảm năng suất dừa, đó là:

Nên xem:   Giải mã nguyên nhân khiến bí ngô xoăn đọt, vàng lá
1. Bệnh nấm

Là bệnh thường xuất hiện khi cây dừa con được 1 năm tuổi cho đến 1,5 năm. Với loại này nên ngừa bằng thuốc Ridomil và một số loại hóa chất diệt nấm khác.

2. Kiến vương

Là loài kiến chuyên cắn đọt dừa, phá hoại mầm hoa non. Với loại này nên xịt thuốc luân phiên mỗi tháng một lần.

3. Nứt trái

Tăng lượng vôi, lượng canxi cho cây. Sử dụng máy phun vôi bột để xịt trực tiếp lên cây. Nhằm tăng canxi cho dừa, khắc phục trái dừa bị nứt quả.

Khắc phục cây dừa bị bệnh thối rễ

Vườn cây dừa 6 tháng tuổi, khi bị đọng nước cây thối rễ, đã nâng cao cây lên. Hỏi dùng thuốc gì hoặc phân bón gì để kích thích gì cho cây ra rễ mới không?

Theo TS Đinh Văn Đức, cây dừa sau khi bị bệnh thối rễ do đọng nước mặc dù đã nâng cây lên, cần phải thực hiện các biện pháp sau:

– Khi đào cây, trước khi nâng cần phải xử lý thuốc: BENOMYL + COPPER OXYCHLORID hoặc THIOPHANAT METHYL hoặc CARBENDAZIM…để trừ nguồn nấm bệnh còn bám trên gốc rễ cây.

– Khi nâng cây lên, đất cần được bón VÔI BỘT, 3-4 kg VÔI BỘT/gốc, đảo đều với đất.

– Sau đó sử dụng PHÂN CHUỒNG hoặc PHÂN HỮU CƠ HOAI MỤC ủ với nấm đối kháng TRICHODERMA ( 15-20 kg) + phân LÂN (0,7-1,0 kg) + URE (0,2 kg) + KALI (0,1-0,15 kg) để bón lót đảo đều với đất trước khi trồng. 

Nên xem:   Kỹ thuật canh tác mít Thái siêu sớm năng suất

Hợp tác với 3N/VTC16

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận