Kỹ thuật làm chuồng nuôi bò thịt

Hiện nay, mô hình chăn nuôi bò thịt đã và đang chiếm nhiều ưu thế hơn cả. Để thành công bà con phải biết cách làm chuồng trại nuôi bò thịt một cách hợp lý.

Trong bài ngày hôm nay tôi sẽ hướng dẫn bà con cách thiết kế chuồng trại nuôi bò. Phù hợp với quy mô lớn, vừa và nhỏ. Đi đôi với đó là những điều cần lưu ý giúp cho bà con thành công. Đem lại thu nhập lớn từ mô hình chăn nuôi của mình.

Có 2 hình thức chăn nuôi

Như bà con đã biết đối với việc chăn nuôi bò chúng ta có hai hình thức. Đó là bò ăn cỏ và bò nuôi công nghiệp

Bò ăn cỏ

Đối với hình thức này những chú bò sẽ được chăn thả một cách tự do. Và có chế độ ăn thuận theo tự nhiên.

Bò sẽ chủ động tìm kiếm thức ăn, nước uống theo bản năng của mình. Thường xuyên được di chuyển trong không gian rộng rãi.

Bò nuôi công nghiệp

Theo hình thức này thì đàn bò sẽ được nhốt trong chuồng. Và ăn uống bằng thức ăn công nghiệp theo chế độ mà người nuôi đã định sẵn.

Những chú bò nuôi bằng hình thức này sẽ ăn uống, sinh hoạt tại chuồng và không có được di chuyển nhiều.

Kỹ thuật làm chuồng bò thịt

Địa điểm xây dựng chuồng trại nuôi bò

Bà con cần lựa chọn địa điểm làm chuồng trại ở nơi rộng rãi. Cách xa nơi ở để đảm bảo vệ sinh cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nơi đặt chuồng nên chọn những nơi có địa hình cao ráo, thoáng đãng. Và đặc biệt cần phải ráo nước. Như vậy mới đảm bảo cho hệ thống thoát nước được hoạt động tốt . Cũng như dễ dàng cho bà con trong khâu làm vệ sinh chuồng trại.

Diện tích chuồng

Đối với diện tích chuồng thì bà con chủ động linh hoạt theo số lượng bò trong đàn của mình.

Chiều cao tham khảo của chuồng bò dao động từ 3 – 4 m. Chiều dài thì tùy thuộc vào số lượng con nuôi. Bà con có thể xây dựng chuồng trại nuôi bò thành từng dãy song song với nhau.

Hướng chuồng

Chuồng trại bò công nghiệp nên chọn hướng làm sao để đảm bảo chuồng luôn thoáng mát. Đặc biệt là tránh được gió rét khi mùa đông tới. Vì vậy để hợp lý nhất bà con nên chọn hướng chuồng là hướng nam hoặc đông nam.

Nên xem:   Biện pháp can thiệp khi bò chửa quá ngày dự sinh

Nền chuồng

Như tôi đã đề cập ở phần địa điểm của chuồng thì chuồng trại nuôi bò thịt phải ở nới cao ráo. Nên khi xây dựng bà con cần lưu ý lát nền phải cao hơn so với bề mặt đất. Điều này sẽ đảm bảo cho nền chuồng luôn được khô ráo nhất là vào mùa mưa.

Nền chuồng bắt buộc phải thiết kế có độ dốc nhẹ, thoai thoải. Để nước thải chảy về hướng ống dẫn. Đảm bảo cho chuồng sạch sẽ, tránh bệnh tật cho bò nuôi.

Chất liệu của gạch lát nền bà con cần chọn những loại gạch có bề mặt sần sùi. Hoặc có thể đổ bê tông để phòng tránh trường hợp đàn bò bị ngã do nền trơn ướt.

Hệ thống rãnh thoát nước

Để đảm bảo cho chuồng trại nuôi bò luôn khô ráo, sạch sẽ thì hệ thống rãnh thoát nước là vô cùng quan trọng. Bà con nên thiết kế hai ống thoát nước cả phía trước và phía sau chuồng. Khi đó quá trình thoát nước diễn ra nhanh chóng.

Về kích thướng của ống thoát nước bà con nên để khoảng 21 – 26 cm. Ngoài ra bà con có thể thiết kế tận dụng ống thoát nước của chuồng bò để tưới cho cây cũng rất tốt.

Hố phân

Về mảng này sẽ phụ thuộc nhiều và diện tích cũng như đặc điểm nhà của bà con. Bà con có thể xây dựng hố phân của chuồng trại nuôi bò chung với chuồng của vật nuôi khác để tiết kiệm chi phí.

Bà con chỉ cần lưu ý làm sao để hố phân gần với chuồng trại. Điều này sẽ thuận tiện cho việc di chuyển. Hố phân cần thiết kế có nắp đậy kĩ càng để tránh mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bà con cũng có thể tận dụng phân bò làm phân bón hữu cơ cho cây sau ủ.

Mái chuồng

Đối với mái chuồng bà con nên thiết kế mái có độ dốc để nước thoát được nhanh hơn nhất là vào những ngày mưa gió.

Chất liệu để làm mái sẽ tùy thuộc vào điều kiện khí hậu nơi chăn nuôi cũng như kinh tế của từng hộ gia đình. Bà con có thể lợp mái ngói, đổ bê tông hay lợp mái tôn tùy theo chi phí của mình đang có.

Tường chuồng trại

Tường chuồng trại nuôi bò thịt ở những nơi khí hậu không quá lạnh bà con có thể tận dụng bạt hay tre  nứa để che chắn cho chuồng. Tuy nhiên để khắc phục triệt để tình trạng bò bị rét cóng vào mùa đông thì bà con nên xây tường bằng gạch để chắn gió cho chuồng bò.

Máng ăn uống

Máng ăn, máng uống của bò bà con có thể sử dụng máng gỗ để cho bò ăn. Nhưng để đảm bảo về độ bền tôi nghĩ bà con nên thiết kế xây dựng máng bằng bê tông ngay khi xây chuồng.

Nên xem:   Các loại thuốc tẩy giun sán cho bò

Quan trọng hơn hết là bà con phải luôn giữ cho máng ăn, máng uống cho bò luôn sạch sẽ. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe của đàn bò.

Chi phí xây dựng chuồng bò

Mô hình chăn nuôi bò hiện này là một loại hình kinh doanh phổ biến được bà con lựa chọn nhiều. Nhưng điều mà bà con quan tâm đầu tiên luôn là chi phí xây dựng chuồng bò có nhiều không hay hết bao nhiêu?

Chi phí xây dựng chuồng bò phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cũng như quy mô của từng hộ gia đình. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu từng hạng mục một nhé.

Các loại chi phí khi xây dựng chuồng bò

Như đã nói chi phí xây dựng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cũng như quy mô của từng trang trại. Thường thì khi xây dựng chuồng trại những chi phí điển hình chúng ta phải tính tới đó là kiến trúc, vật tư xây dựng, hệ thống điện nước, máng ăn uống…

Ngoài những chi phí ban đầu khi xây dựng bà con cần phải dự trù những chi phí phát sinh. Vì trong quá trình chăn nuôi chuồng trại có thể bị hư hỏng.

Những yếu tố quyết định chi phí xây dựng chuồng bò

Quy mô xây dựng

Tùy thuộc vào định hướng mà bà con đang hướng tới là to, vừa hay nhỏ mà sẽ có quy mô chăn nuôi tương ứng. Và một điều đương nhiên rằng quy mô càng lớn thì chi phí xây dựng chuồng trại sẽ càng cao.

Mục đích xây dựng

Khi bà con quyết định chăn nuôi bò thì về kết cấu và đặc điểm của chuồng trại nuôi bò thịt sẽ khác với chuồng lợn, chuồng gà… Vì đó mà chi phí bỏ ra cũng sẽ khác nhau.

Ngoài ra đối với chuồng bò thì thường sẽ có 2 kiểu xây dựng. Đó là chuồng bò đơn và chuồng bò đôi. Chi phí của 2 loại chuồng này khác nhau tùy theo mục đích chăn nuôi mà bà con lựa chọn.

Công nghệ xây dựng

Đối với mô hình chăn nuôi nói chung hay mô hình chuồng trại nuôi bò nói riêng thì việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi áp dụng công nghệ sẽ đem lại nhiều ưu việt trong quá trình chăn nuôi. Tuy nhiên điều này cũng đi đôi với việc bà con phải chấp nhận việc chi sẽ tăng cao.

Vật liệu xây dựng

Tùy vào điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình mà bà con sẽ có sự lựa chọn vật liệu tương ứng. Mỗi vật liệu khác nhau sẽ có giá thành khác nhau. Ví dụ như tường quay bằng bê tông gạch sẽ đắt hơn quay bằng bạt hay tre nứa.

Đơn vị xây dựng

Đây cũng là yếu tố không nhỏ quyết định chi phí xây dựng của chuồng trại. Nhiều khi đối với quy mô chăn nuôi nhỏ bà con có thể mua vật liệu về. Và tự xây dựng sẽ tiết kiệm được chi phí hơn khá là nhiều.

Làm chuồng bò thịt ngày nào tốt

Từ xa xưa theo người dân Việt thì khi xây nhà xây cửa, vườn tược, bếp núc đều cần phải xem ngày. Việc làm chuồng trại cũng vậy, việc xem ngày giúp cho người chăn nuôi yên tâm, may mắn trong công việc của mình.

Nên xem:   Tìm hiểu về cách giúp lợn không đẻ non và sảy thai

Vậy làm chuồng bò ngày nào tốt và cần tránh những ngày nào không nên làm. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

Làm chuồng bò nên chọn ngày nào

Đối với chuồng bò thì bà con nên chọn trong những ngày sau: Giáp tý, canh ngọ, ất hợi, ất tỵ, giáp tuất, canh thin, quý mùi, canh tý, nhâm ngọ, canh dần.

Việc lựa chọn ngày tốt phụ thuộc vào ngày tháng năm sinh của gia chủ. Bà con có thể xem trực tiếp trên web tử vi sẽ ra mình hợp với ngày nào.

Việc chọn được ngày làm chuồng trại tốt sẽ giúp cho đàn bò khỏe mạnh, ít bệnh tật. Mang lại nguồn thu nhập lớn cho gia chủ.

Làm chuồng bò nên tránh ngày nào

Theo quan niệm từ xa xưa thì khi bà con làm bất kì việc gì đụng chạm đến đất đai hay cưới hỏi đều cần phải tránh năm Kim lâu, tam tai.

Ngoài ra không nên làm vào ngày sát chủ, thọ tử. Cũng như trong các ngày nguyệt kỵ và tam nương thì không nên làm chuồng.

Lưu ý khi xem ngày làm chuồng bò thịt

Việc xem ngày đã là quan niệm từ rất lâu đời của người dân Việt Nam. Bà con có thể xem ngày để yên tâm, tự tin hơn trong công việc mình làm. Nhưng không phải vì thế mà ỉ nại hay đổ lỗi cho ngày. Điều quan trọng nhất để tạo nên thành công vẫn là kiến thức và công sức mình bỏ ra.

Chi phí nuôi bò

Chi phí nuôi bò là bao nhiêu? Đây là câu hỏi khó trả lời vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cũng như tùy hộ gia đình.

Đối với những trang trại có quy mô lớn thì sẽ đi kèm với những yếu tố như chuồng trại cần rộng hơn, điện nước sẽ dùng nhiều hơn. Và đương nhiên lượng thức ăn tiêu thụ cũng nhiều hơn. Do những yêu tố đó nên bà con cần xác định khi muốn chăn nuôi với quy mô lớn thì chi phí nuôi bò cũng sẽ rất cao

Ngược lại đối với những hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ như hộ gia đình thì chi phí sẽ ít hơn vì bà con se tận dụng được khá nhiều. Từ việc xây dựng chuồng trại đến việc thức ăn cho bò.

Vì vậy trước khi tiến hành nuôi bò bà con cần phải tính toán chi phí mình có thể bỏ ra là bao nhiêu để có quy mô chăn nuôi hợp lý. Kinh doanh là phải tính toán, chi ly từng chi tiết nhỏ trong quá trình chăn nuôi. Có như vậy tỷ lệ phần trăm thành công của bà con mới cao được.

Trên đây là những kỹ thuật để làm chuồng trại nuôi bò thịt hiệu quả. Chúc bà con thực hiện thành công!

Theo: Băng Giá

4.5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận