Hướng dẫn nuôi cá diêu hồng mang đến sản lượng cao nhất

Cá diêu hồng là một trong những loại thủy sản đã và đang được nuôi phổ biến ở nước ta trong nhiều năm trở lại đây. Với khả năng ăn tạp, thích nghi với khí hậu ở nhiều vùng miền khác nhau, liệu rằng đây có phải là lựa chọn tốt nhất giúp bà con có thể làm giàu trong thời gian tới? Dưới đây là hướng dẫn nuôi cá diêu hồng với quy trình cơ bản nhất mà bà con có thể tham khảo và áp dụng.

Với mô hình dưới đây, bà con sẽ thực hiện quy trình nuôi cá diêu hồng trong ao đất. Các thao tác cơ bản nhìn chung được thực hiện tương tự như với các loại cá phổ biến khác hiện nay.

1. Chuẩn bị ao nuôi

Với hướng dẫn nuôi cá diêu hồng này, bà con không cần quá quan tâm đến diện tích ao nuôi. Thay vào đó, tùy theo quy mô thả nuôi mà bà con có thể bố trí vị trí và diện tích ao sao cho tương xứng với độ sâu từ 1-1,5m và gần nguồn nước.

  • Vài lưu ý khi nuôi cá xuất khẩu
  • Hướng dẫn sử dụng thuốc cho cá đạt hiệu quả cao
  • Quy trình nuôi cá phong thủy
  • Chế biến thức ăn cho cá
  • Các giải pháp hàng đầu giúp phòng ngừa bệnh cho tôm
Nên xem:   Vịt giống Lan chi - Giống vịt orvia lan chi

Để khử trùng ao nuôi, cho dù với ao cũ hay mới, bà con đều cần tiến hành xả hết nước trong ao, vét bùn rồi bón vôi với liều lượng 7- 10kg/100m2. Sau đó, bà con hãy phơi ao từ 5 – 7 ngày để đảm bảo ao được sạch sẽ nhất.
Nước trước khi cấp vào ao, bà con tiến hành lọc qua lưới để loại bỏ cá tạp và động vật gây hại. Cuối cùng, bà con sử dụng phân hữu cơ hoặc phân vô cơ để gây màu nước.

Riêng với bờ ao, bà con cần tiến hành phát quang bụi rậm, lấp hang và đắp bờ cho thật chắc. Ngoài ra, bờ ap cũng không nên trồng những cây rụng lá bởi chúng có thể gây ô nhiễm nước ao.

2. Thả giống

Khi tìm hiểu hướng dẫn nuôi cá diêu hồng, khâu thả giống giữ vai trò khá quan trọng. Do đó, bà con cần đặc biệt chú ý đến một số điểm sau đây:

Đầu tiên, giống cá diêu hồng cần có kích cỡ đồng đều, độ dài từ 5-7cm, không dị hình hay dị tật, thả với mật độ khoảng 3 con/m2. Trong quá trình vận chuyển cá đến nơi thả nuôi, bà con cần thả cá trong thùng có sử dụng sục khí. Trước khi thả giống, cá cần được tắm qua nước muối với nồng độ 2- 3% để khử trùng. Bà con nên chọn thời điểm thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối là tốt nhất.

Nên xem:   Trị bồ câu hen khẹc, diều chướng do bệnh ORT

3. Chế độ ăn

Một trong những yếu tố cần chú ý trong hướng dẫn nuôi cá diêu hồng chính là chế độ ăn. Hiện nay, bà con có thể sử dụng hai loại thức ăn khác nhau là thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế.

Với thức ăn viên, bà con cần lựa chọn sản phẩm có mùi thơm hấp dẫn, kích cỡ phù hợp với giai đoạn phát triển của cá. Việc cho cá ăn nên tiến hành 2 lần/ngày, khẩu phần ăn 2 – 3% trọng lượng cá.

Với thức ăn tự chế, bà con có thể sử dụng máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng Trí Đạt để tiết kiệm thời gian cho việc tạo thức ăn cho cá. Nguyên liệu sử dụng có thể là cám gạo, rau xanh, bèo, cá tạp….

4. Chăm sóc cá

Trong quá trình nuôi, bà con nên chú ý đến việc thay nước định kỳ với liều lượng là 10%- 20% lượng nước trong ao nhằm mang đến điều kiện sống tốt nhất cho cá. Ngoài ra, bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học như EM để làm sạch nước thường xuyên. Bên cạnh đó, bà con cần chú ý kiểm tra độ pH của nước, nhất là trong những ngày điều kiện thời tiết bất lợi. Nếu độ pH <6,5, bà con hãy tiến hành bón vôi với liều lượng 15g/m3 nước.

Cùng với những lưu ý cơ bản trên, trong quá trình thả nuôi cá diêu hồng, bà con cần đặc biệt chú ý đến hoạt động của cá. Nếu cá kém ăn, vận động chậm chạp, bà con cần theo dõi để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Nên xem:   Điều trị bò bị tắc tia sữa và dẫn đến viêm vú

Từ khóa tìm kiếm

  • nuôi cá diêu hồng
  • cách nuôi cá diêu hồng
  • ký thuật nuôi cá diêu hồng
  • nuôi cá điêu hồng
  • kỹ thuật nuôi cá điêu hồng
  • ky thuat nuoi ca rieu hong
  • thức ăn cho cá điêu hồng
  • cách nuôi cá điêu hồng
  • nuoi ca rieu hong
  • cách nuôi cá diêu hồng trong hồ
Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận