Hướng dẫn kỹ thuật nuôi nghêu trên bãi triều thu lợi nhuận khủng

Nghêu rất giàu giá trị dinh dưỡng, chính vì vậy mà loại hải sản này được nuôi ngày càng phổ biến. Nó mang lại lợi nhuận kinh tế vô cùng cao giúp đời sống người dân ngày khá giả hơn. Nuôi nghêu cũng cần rất nhiều kinh nghiệm, vốn kỹ thuật cao. Như vậy mới mang lại năng suất hiệu quả. Ngày nay công nghệ nuôi nghêu càng hiện đại, khác hoàn toàn với cách nuôi truyền thống xưa.

Nghêu sinh trưởng cực kỳ nhanh

Môi trường sống ký tưởng nhất của nghêu đó chính là bãi triều nằm ở những vùng biển nước cạn. Chúng thường trú ẩn dưới lớp bùn sâu có pha lẫn với cát tỉ lệ khoảng 30 – 70%.

Khi nuôi nghêu bà con có thể thu hoạch quanh năm bởi chúng sinh sản liên tục. Tuy nhiên vào mùa mưa (tháng 3, tháng 9) chúng phát triển nhanh hơn do lượng mùn, phù sa từ các cửa sông đổ về rất nhiều. Cá thể đực và cái có tỉ lệ ngang nhau, trung bình một cá thể nghêu cái có thể đẻ được hơn 6 triệu trứng một lần. Khi đến mùa sinh sản nghêu cái và đực phun tinh trùng và trứng ra nước. Sau đó chúng sẽ tự thụ tinh và hình thành những ấu trùng con khỏe mạnh.

Nên xem:   Kỹ thuật nuôi cá nước lạnh

Kỹ thuật nuôi nghêu trên bãi triều cần lưu ý những gì?

Bãi triều nuôi nghêu
Bãi triều nuôi nghêu
  • Yếu tố quan trọng nhất đó là chọn bãi triều nuôi thích hợp. Vì môi trường sống tốt nghêu mới có thể phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao. Khi chọn bãi nuôi cần chú ý, vị trí kín gió, bãi triều nằm ngay cửa sông để có thể hứng trọn lượng phù sa dồi dào. Thời gian triều cường xuống, bãi sẽ được phơi khoảng 3 tiếng/ngày.
  • Bà con cần chú ý chọn nơi có nguồn nước sạch, không ô nhiễm nếu không nghêu dễ bị chết, bệnh…
  • Bãi nôi phải được dọn vệ sinh thường xuyên, không có rác, cỏ cây dại mọc xung quanh. Phần đất nghêu trú ẩn cần xới lên để đất mềm và tơi. Như vậy, nghêu dễ di chuyển và vùi mình thỏa thích. Bà con có thể dùng lưới hoặc tre, nứa để rào xung quanh bãi ngăn chặn trâu bò hoặc những tác động từ bên ngoài. Độ cao phù hợp là 0,8m, chân vùi sâu khoảng 0,4m.
  • Phần lưới hoặc tre làm rào chắn nên thực hiện kỹ càng, bền chắc. Nếu không nghêu dễ bị cuốn trôi theo dòng nước.

Xem thêm: Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống

Thả giống: Chia làm 2 thời điểm. Đợt 1 vào tháng 4, đợt 2 vào tháng 9.

Đợt 1:

Nghêu được thả có kích cỡ 6000 con/kg. Sau khi thả chờ nghêu thích nghi với môi trường sống mới. Đến 7 tháng thì tách nghêu thả thưa bớt để chúng dễ phát triển.

Nên xem:   Hướng đi trong tương lai cho ngành thủy sản Việt Nam

Đợt 2

Kích thước nghêu sẽ lớn hơn, giống có kích cỡ khoảng 900 con/kg. Ở đợt này bà con không cần phải tách đàn mà nuôi luôn. Mật độ nghêu sau thả trung bình 350 – 500 con/m2.

Để nghêu ẩn mình xuống lớp bùn cát phía dưới, người dân lưu ý thả chúng vào thời điểm thủy triều đang lên.

Di chuyển nghêu giống: Đây là công đoạn rất quan trọng vì chỉ cần sơ suất nghêu sẽ bị chết. Trước khi vận chuyển đi, bà con vớt rong biển phủ lên nghêu với độ dày khoảng 3cm. Trong quá trình đi, cần phun nước biển lên lớp rong đó. Như vậy, nghêu giống được “tắm mát”, đồng thời giữ được độ ẩm tốt.

Nếu khi di chuyển có mưa, người dân tránh không cho nước mưa dính vào nghêu, dù chỉ một giọt. Vì chúng sẽ khiến nghêu mất đi sức đề kháng, dễ bị thối chết. Do vậy, cần che đậy thật kín đáo.

Giám sát, chăm sóc: Trước khi thả nghêu giống, người dân cần rà soát kiểm tra lại bãi nuôi xem có ốc hại hay không. Vì những loại ốc này sẽ ăn thịt, giết chết nghêu giống. Trong quá trình chăm sóc nghêu cũng vậy, cần để ý thường xuyên loại ốc hại này.

  • Rào chắn khi dựng lên có thể bị lỏng, xô lệch. Do đó, bà con cần kiểm tra mỗi ngày để tránh trường hợp nghêu bị trôi ra ngoài bãi.
  • Khi nghêu thả xuống chúng sẽ thường tập trung ở một vị trí. Việc của bà con là phải san thưa tách dãn ra. Nếu nghêu sống quá dày thì khả năng sinh trưởng kém.
  • Nghêu giống dễ bị tạt vào bờ nếu thủy triều lên mạnh. Bà con cần quan sát kỹ và mang chúng về chỗ trũng bùn cát.
Nên xem:   Quy trình xử lý ao nuôi cá

Chọn thời điểm cuối mùa để thu hoạch

Thu hoạch nghêu

Xem thêm: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, tiêu chuẩn khẩu phần ăn của vật nuôi

Con nghêu trưởng thành khỏe mạnh, to béo nhất là vào mùa mưa. Do vậy mà người nông dân thường thu hoạch chúng vào mùa này. Ngoài ra, cũng có thể thu hoạch khi nghêu được 11 tháng.

Nghêu cần thu hoạch vào lúc thủy triều lặn, thời điểm này bà con dễ quan sát và bắt nhanh chóng. Hơn nữa, nghêu ở giai đoạn đó rất sạch sẽ, lượng thức ăn thừa đã bị đào thải theo dòng nước rút.

Năng suất của nghêu tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi của mỗi người. Năng suất bình thường khoảng 22 tấn/ha. Với người có nhiều kỹ năng, chuyên môn năng suất có thể đạt 60 tấn/ha.

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận