Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Ở Việt Nam, nấm bào ngư chủ yếu mọc hoang và có nhiều tên gọi khác nhau như: nấm sò, nấm trắng, nấm dai. Nấm bào ngư có giá trị dinh dưỡng cao, sống cộng sinh trong lõi gỗ.

Nấm bào ngư được nghiên cứu và đưa vào nuôi trồng từ khoảng 20 nay. Theo kết quả nghiên cứu từ Viện nông nghiệp. Nấm bào ngư được đưa vào trồng thử nghiệm trên rơm, bã mía, mùn cưa, mang lại hiệu quả cao.

Kỹ thuật trồng nấm bào ngư bằng xơ dừa

Xơ dừa

Kỹ thuật trồng nấm bào ngư trên xơ dừa được áp dụng ở đảo Tắc Cầu (xã An Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) từ đầu năm 2006.

kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Kỹ thuật này không chỉ góp phần giải quyết tình trạng xơ dừa gây ô nhiễm môi trường. Mà còn mang lại thu nhập đáng kể, cải thiện cuộc sống của mọi người. Mô hình trồng nấm bào ngư trên xơ dừa đang được nhân rộng.

Nấm bào ngư là loại nấm dễ trồng, năng suất cao thành phần dinh dưỡng cao hơn so với nấm mộc nhĩ và nấm đông cô. Theo nghiên cứu nấm bào ngư có hoạt tính chống lại các khối u, đồng thời, nấm cũng chứa axit folic. Rất cần thiết cho những người bị thiếu máu.

Nên xem:   "Tuyệt chiêu" trồng 13 loại CÂY ĂN QUẢ thu hoạch "cực nhanh"

Nấm bào ngư trồng trên xơ dừa mang lại năng suất cao

Tại Kiên Giang, sau một năm thử nghiệm. Nấm bào ngư trồng bằng xơ dừa đã cho ra kết quả tốt hơn so với trồng trên phôi mùn cưa. Huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đã sản xuất 1.000 bao phôi nấm thử nghiệm. Đào tạo cho 20 nông dân nuôi trồng nấm. Mở hội thảo công nhận kết quả kỹ thuật trồng nấm bào ngư trên xơ dừa.

Nông dân sẽ được đào tạo về quy trình chăm sóc và tưới nước hái nấm. Trong thời gian ủ phôi nấm bằng xơ dừa. Nhiệt độ và độ ẩm không khí trong kho ủ cần được giữ ổn định bằng cách tưới và phun liên tục (4 – 6 lần / ngày).

Thời gian thu hoạch 7-10 ngày / lần, mỗi lần thu hoạch 3-4 đợt.

Vòng đời của nấm bào cũng tương tự như các loại nấm khác. Bắt đầu từ tế bào meo nấm, phát triển thành sợi tinh thể rễ nấm và cuối cùng là nhú ra tai nấm.

Tai nấm sản sinh ra bào tử nấm, tạo meo nấm cho chu kỳ tiếp theo. Hình dạng tai nấm phát triển theo từng giai đoạn: hình dạng san hô, hình dùi trống, hình phễu, hình lá lục bình.

Sự thay đổi của hình dạng tai nấm ảnh hưởng đến chất lượng của nấm. Vì vậy, cần thu hoạch nấm bào ngư trước khi tai nấm chuyển từ dạng dùi trống sang san hô.

Nên xem:   Cây Ngô đồng – loài cây huyền bí giúp trị nhiều bệnh nhạy cảm

Điều kiện không khí trong nhà ủ nấm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nấm bào ngư

Ngoài các yếu tố dinh dưỡng, môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của nấm, như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió. Do hệ thống thủy phân enzyme mạnh và đa dạng. Nấm bào ngư có thể sử dụng nguồn hydratcarbon, đặc biệt là cellulose.

Nấm bào ngư là một trong số ít các loài có khả năng sử dụng các nguồn lignin. Đặc biệt là trong giai đoạn bắt đầu tạo ra tai nấm.

Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Kỹ sư trồng trọt Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng phòng Nông lâm – Ngư nghiệp Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, cho biết:. Trồng nấm bào ngư trên bụi xơ dừa không chỉ góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường từ xơ dừa. Mà còn góp phần gia tăng thu nhập cho người dân từ việc tận dụng đất trống quanh nhà bỏ hoang.

Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Rate this post

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận