Gà bị đau mắt, mờ mắt – Nhận biết bệnh và cách chữa

Mô hình nuôi gà đang đem lại kinh tế ổn định cho bà con nông dân. Tuy nhiên việc làm kinh tế chưa bao giờ là dễ. Khi mà gà thường xuyên gặp phải rất nhiều bệnh dịch. Điều này gây khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề kinh tế. Một trong số đó là bệnh gà bị đau mắt, mờ mắt. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé.

Tổng quan về mô hình nuôi gà

Gà là một trong những con vật nuôi con quen thuộc đối với người dân Việt. Thường ta sẽ thấy các hộ gia đình chăn nuôi với loại mô hình nhỏ, nuôi để thịt ăn cải thiện bữa cơm gia đình. Hoặc cũng có thể gặp mô hình nuôi gà với quy mô trang trại lớn để làm kinh tế.

Hiện nay với kỹ thuật lai tạo phát triển đã có rất nhiều giống gà cho bà con lựa chọn. Một số cái tên phổ biến có thể kể đến như gà đông tảo chân to, gà ta, gà ri, gà công nghiệp…

Mô hình nuôi gà đem lại nguồn thu nhập lớn nhưng cũng đối mặt với rất nhiều rủi ro khi mà dịch bệnh luôn rình rập xung quanh đàn gà. Bởi vậy để việc nuôi gà không còn là nỗi lo đòi hỏi trước khi bắt tay vào nuôi bà con cần có nền tảng kiến thức vững chắc.

Một trong các bệnh ở gà cũng thường gặp đó là bệnh về mắt. Các con gà trong đàn có thể bị đau mắt hoặc mờ mắt. Có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn gà.

Gà bị đau mắt, mờ mắt

Biểu hiện của bệnh

Thực tế như chúng ta biết gà là một con vật có đôi mắt rất tinh anh. Nếu như là giống gà được nuôi theo mô hình thả vườn bà con sẽ thấy gà có thể quan sát thấy con mồi từ rất xa rồi chạy lại rỉa.

Nhưng khi gà bị đau mắt, mờ mắt thì việc quan sát sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Gà sẽ đi loạng choạng, hay va đập. Các hoạt động chạy nhảy không còn chính xác linh hoạt nữa.

Khi quan sát gần bà con sẽ thấy mắt gà đỏ, có nhiều rỉ mắt. Mắt gà thường xuyên chảy nước mắt, trong mắt có thể có mụn nước hay những đốm màu trắng.

 

Nên xem:   Bệnh mụn nước ở lợn

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt, mờ mắt ở gà

Do vi khuẩn

Gà bị đau mắt, mờ mắt đầu tiên bà con hãy nghĩ đến vi khuẩn. Như bà con đã biết vi khuẩn là yếu tố gây nên rất nhiều bệnh về mắt cho gà. Ngoài bệnh đau mắt, mờ mắt thì vi khuẩn còn gây nên một số bệnh viêm kết mạc, mắt chảy mủ.

Do Virus

Trong môi sống luôn luôn có rất nhiều loại Virus có hại gây bệnh cho gà. Điển hình là các bệnh trên da như bệnh thủy đậu. Gà sẽ bị nổi mụn nước, đau rát. Nhiều khi mụn mọc ở mắt che tầm nhìn của gà.

Bệnh này có biểu hiện khá cụ thể nên bà con chịu khó quan sát để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Hạn chế thiệt hại về kinh tế cho bà con.

Do nấm

Nấm là một yếu tố gây hại cho họng và mắt của gà khá nghiêm trọng. Nấm mốc làm cho hệ hô hấp của gà bị tổn thường từ đó gây ảnh hưởng đến mắt. Nấm mốc đa phần là do bà con sử dụng thức ăn đã bị hỏng cho gà ăn hoặc có thể do nền chuồng không được sạch sẽ.

Khi mắt gà bị nấm xâm nhập sẽ gây ra tình trạng đau mắt, mờ mắt thậm chí nếu lâu dài sẽ làm mắt gà bị hỏng.

 

Do thương tật

Đàn gà trong khi ăn uống hay sinh hoạt sẽ xảy ra tình trạng đấu, đá, tranh giành giữa gà với gà trong đàn. Đôi lúc bà con sẽ thấy gà bị mổ trụi lông. Nhưng cũng có khi gà bị mổ vào mắt mà bà con không biết.

Khi mắt gà bị tổn thương vi khuẩn sẽ từ mỏ con gà khác xâm nhập vào mắt gây đau mắt, rặm mắt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến trường hợp gà bị mờ mắt. Ảnh hưởng đến sinh hoạt của gà.

Chuồng trại và môi trường sống

Tất cả các bệnh về mắt yếu tố đầu tiên bà con cần nghĩ đến đó là vấn đề vệ sinh. Chuồng nuôi gà không được đảm bảo bụi bặm, ẩm mốc làm gà sẽ rất dễ bị đau mắt, mờ mắt.

Môi trường sống hay chuồng trại không được khô thoáng sẽ là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn, vius phát triển, sinh sôi nảy nở gây bệnh cho gà.

 

Phương pháp điều trị bệnh đau mắt, mờ mắt ở gà

Để điều trị bất kì bệnh nào nói chung hay việc đau mắt, mờ mắt ở gà nói riêng thì chúng ta cần biết cụ thể bệnh đó là bệnh gì. Từ đó mới có thể đưa ra phương hướng xử lý đúng đắn được.

Tùy theo bệnh hoặc mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ có những cách giải quyết khác nhau. Điều bà con cần làm là cố gắng phát hiện ra bệnh một cách sớm nhất. Bệnh càng nhẹ càng dễ điều trị. Để bệnh nặng rồi thì tỷ lệ phục hồi sẽ không được 100% nữa.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh

Khi gà đang mắc bệnh ở giai đoạn nặng, bà con cần nhanh chóng can thiệp thuốc cho gà. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có những loại thuốc trị bệnh hợp lý.

Nên xem:   Cách tăng lượng sữa trong chăn nuôi heo nái

Bà con có thể gọi bác sỹ thú y khám cho gà để có kết quả chuẩn xác nhất. Khi dùng thuốc lưu ý sử dụng đúng theo hướng dẫn sử dụng. Tránh việc sử dụng sai hoặc quá liều sẽ phản tác dụng, gây ra những hậu quả không mong muốn.

 

Bổ sung dinh dưỡng vào chế độ ăn của gà

Khi gà bị đau mắt lâu ngày sức khỏe của gà cũng sẽ giảm sút và yếu đi nhiều. Nên ngoài việc điều trị bằng thuốc. Bà con nên kết hợp với việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng trong thức ăn cho gà.

Ở giai đoạn này sức đề kháng của gà đang yếu. Nên việc quan trọng cần thiết nhất là bổ sung các vitamin cho gà. Bà con tiến hành trộn cùng vào với thức ăn của gà. Vitamin C nên hòa chung vào với nước để gà uống hàng ngày. Chế độ ăn uống này cần duy trì trong khoảng 1 tuần đến khi mắt gà bớt đau, sức khỏe phục hồi.

Biện pháp phòng bệnh đau mắt, mờ mắt cho gà

Chọn giống gà tốt

Khi bắt tay vào nuôi bất kì một con vật nào thì việc đầu tiên chúng ta cần phải chọn được con giống tốt. Và đương nhiên gà cũng vậy, một giống gà tốt sẽ có sức đề kháng cao, gà ít bệnh tật và nhanh lớn hơn. Nên chọn giống ở nhưng nơi cung cấp vật nuôi uy tín lâu năm để mua được giống chuẩn.

Ngoài ra việc chọn giống gà cần cân nhắc theo đặc điểm địa hình và thời tiết nơi bà con ở. Vì sẽ có những giống gà chịu được lạnh, có những giống lại chỉ ưa môi trường nhiệt độ nóng. Bởi vậy cân nhắc theo địa điểm vùng miền là việc làm cần thiết

Một số giống gà nổi tiếng và có giá trị kinh tế cao, sức đề kháng khỏe ở khu vực miền Bắc đó là gà Đông Tảo, gà Mía, gà chọi, gà Lạc Thủy… Đây là một số giống gà có sức đề kháng chống lại các loại virus khá tốt. Nên việc lựa chọn một trong số những loại trên sẽ giảm thiểu được phần nào nỗi lo bệnh tật ở gà cho bà con.

Tiêm thuốc phòng bệnh định kỳ cho gà

Bà con tiến hành tiêm thuốc phòng bệnh cho gà thường xuyên. Tùy từng giai đoạn của gà sẽ cần phải tiêm những loại vắc xin tương ứng. Cố gắng tiêm cho gà đầy đủ thì việc chăn nuôi sau này sẽ thuận lợi và nhàn hơn.

Khi gà được khoảng 1 tuần tuổi bà con tiến hành nhỏ vắc xin Lasota vào mắt và mũi cho gà.

Khi gà được 14 ngày tuổi là thời điểm thích hợp để bà con dùng vắc xin Gum A và vắc xin đậu gà. Bà con tiến hành nhỏ trực tiếp vào mắt cho gà. Cụ thể như thế nào thì bà con sử dụng đúng theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì của thuốc.

Đến khi gà được 22 ngày tuổi cần phải tiến hành nhỏ lại lần 2 vắc xin Lasota. Việc nhỏ vắc xin lần 2 này là việc bắt buộc và cần thiết nếu bà con không muốn lần nhỏ đầu tiên bị vô tác dụng.

Nên xem:   Kỹ thuật nuôi đà điểu cho lãi cao

Thường xuyên trộn các loại vitamin C, B, D, A vào thức ăn cũng như nước uống của gà. Gà sẽ khỏe mạnh và ít bệnh tật nếu cơ thể có đủ chất dinh dưỡng.

 

Tạo môi trường sống sạch và đảm bảo cho gà

Một môi trường tốt, sạch sẽ và thoáng đãng là tiền đề trong việc đảm bảo sức khỏe cho đàn gà. Nó thực sự cần thiết không chỉ với việc phòng chống bệnh đau mắt. Mà nó cần để chống lại mọi bệnh tật tác động đến đàn gà của bạn.

Môi trường sống không đảm bảo thường sẽ bắt nguồn từ lượng thức ăn thừa bị ôi thiu, ẩm mốc, miếng lót chuồng lâu ngày không được thay. Đây chính là những nguy cơ tiềm ẩn rất nhiều loại nấm, virus, vi khuẩn có hại gây bệnh cho đàn gà của bạn.

Vậy nên việc giữ môi trường sống cho gà luôn sạch thoáng là việc làm mà bà con cần tuyệt đối chú trọng

Cho gà hứng ánh nắng vào buổi sáng

Mỗi ngày vào buổi sáng bà con cần kéo hết những tầm rèm che chuồng lên để ánh sáng vào buổi sớm có thể chiếu vào trong chuồng. Đây là cách tận dụng khử khuẩn theo hướng tự nhiên, hiệu quả lại cao.

Việc làm này sẽ giúp gà hấp thụ được vitamin D giúp xương gà chắc khỏe. Đồng thời khi ánh nắng mặt trời chiếu vào chuồng sẽ tiêu diệt làm chết những vi khuẩn, nấm mốc. Vì thường chúng sẽ không chịu được nhiệt độ cao.

Giữ vệ sinh máng ăn, máng uống của gà

Máng đựng thức ăn và máng uống nước của gà bà con cần phải chú ý rửa sạch hàng ngày. Và làm khô trước khi cho thức ăn mới vào. Thức ăn cũ cần phải được cạo sạch và vứt bỏ chứ không được tận dụng cho gà ăn.

Máng đựng nước cần thay mỗi ngày 2 lần vì máng nước rất nhanh bị đục. Cần đảm bảo rằng máng nước luôn trong tình trạng sạch và đảm bảo

 

Quét dọn chuồng trại

Việc quét dọn cần được diễn ra hàng ngày thậm chí là mỗi khi bà con thấy chuồng bị bẩn. Trong và ngoài chuồng cần đảm bảo sạch, thoáng tránh tạo môi trường cho ruồi muỗi phát triển.

Hệ thống thoát nước trong chuồng phải đảm bảo độ thoát nước nhanh chóng. Tuyệt đối không để tình trạng ẩm ướt qua ngày sẽ phát sinh rất nhiều vi khuẩn có hại.

Phun khử trùng chuồng trại

Có những loại vi khuẩn, nấm bằng việc dọn dẹp đơn thuần cũng không tiêu diệt được chúng. Nên bà con phải sử dụng đến biện pháp phun thuốc khử trùng. Nên tiến hành phun mỗi tuần một lần tùy vào điều kiện thời tiết. Nếu thời tiết mưa, ẩm nồm thì nên phun với số lượng nhiều hơn.

Hàng ngày cần quan sát đàn gà để nhanh chóng phát hiện ra những chú gà bị mắc bệnh. Tiến hành cách ly gà bệnh để tránh việc lây bệnh rộng ra khắp đàn gà.

Theo: Băng Giá

4.7/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận