Nuôi gà rừng thả vườn đơn giản, hiệu quả

Gà rừng là một trong những loại gà luôn được ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị thơm ngon của nó. Hiện nay có rất nhiều hộ gia đình đã tiến hành nuôi gà rừng thả vườn. Vậy cách nuôi này được thực hiện như thế nào? Chất lượng của gà rừng thả vườn có tốt không? Chúng ta hãy tìm hiểu nhé!

Đặc điểm của gà rừng

nuôi gà rừng thả vườn

Gà rừng thuộc họ chim, có kích thước lớn hơn chim. Trọng lượng trung bình của loại gà này chỉ khoảng 1,5 kg. Tuy nhiên sải cánh của chúng lại dài hơn những loại gà thông thường. 

Màu sắc của gà rừng có phần sặc sỡ. Những con trống có lông màu đỏ, cam. Con mái thì có kích thước nhỏ hơn và được phủ lên bởi 1 bộ lông màu nâu.

Gà rừng ở Việt Nam thường có mắt màu vàng cam. Tuy nhiên đôi khi bạn cũng có thể bắt gặp những chú gà rừng có mắt màu nâu. Màu của loại gà này có màu xám nâu. Đặc tính nổi bật của giống gà rừng là có đôi chân nhỏ. Ngoài ra chúng còn sở hữu những chiếc cựa dài và sắc nhọn. 

Một đặc điểm nổi bật nữa của giống gà này mà bạn có thể chưa biết đó chính là chúng có tai màu trắng. Chính vì vậy ở nhiều vùng miền người ta vẫn gọi loại gà này là gà tai trắng. 

Tập tính sinh sống của gà rừng

Trong môi trường tự nhiên, loại gà này sinh sống ở những cánh rừng hoặc vùng nương rẫy. Gà rừng có tính cách khá nhút nhát, không thường tiếp xúc với con người nhưng chúng lại rất tinh khôn. Nếu phát hiện ra bẫy hoặc tiếng động lạ chúng sẽ ngay lập tức tránh xa. Thông thường gà rừng thành đi từng bầy đàn để có thể bảo vệ nhau tốt hơn.

Thời gian hoạt động của loại gà này thường vào sáng sớm hoặc chập tối. Đến thời gian đi ngủ chúng thường tìm những bụi hoặc cây có tán lá lớn để trú ẩn. Chính vì vậy rất khó để chúng ta có thể nhìn thấy tổ của chúng.

Nên xem:   Đâu là nguyên nhân khiến bồ câu "không chịu đẻ"?

Tập tính sinh sản

gà lôi trắng

Ở tự nhiên chúng thường sinh sản vào tháng 3. Một chú gà đực thì có thể kết đôi với nhiều chú gà mái khác nhau. Đến thời điểm đẻ trứng gà mái sẽ làm những chiếc tổ đặt trong bụi. Mỗi lần chúng đẻ được khoảng 5 đến 10 trứng. Sau khoảng 20-25 ngày được gà mẹ ấp những chú gà con sẽ được ra đời.

Đối với gà rừng được nuôi thì khả năng nhân giống khá khó khăn. Gà mẹ mỗi năm chỉ đẻ 2 lần, mỗi lần chỉ đẻ từ 8-10 trứng. Để tăng khả năng thành công thì các bạn cần chăm sóc kỹ càng và đảm bảo các điều kiện để ấp trứng.

Một số loại gà rừng đẹp ở Việt Nam

Ở Việt Nam có rất nhiều loại gà rừng hoang dã đẹp mà có thể bạn chưa biết. Hãy cùng chúng tôi khám phá nhé!

  • Gà lôi trắng: đây là loại gà được mệnh danh là hoa hậu của những loại gà. Nó có bộ lông màu xám đen được phủ ngoài bởi bộ lông trắng. Đuôi dài màu trắng muốt, chúng thường sống ở những độ cao từ 500m đến 1000m. Loại gà này thường ngủ trên các cành cây cao. 
  • Gà lôi tía: gà lôi tía cũng là một trong những ứng cử viên của loài gà đẹp nhất Việt Nam. Gà đực có bộ lông sặc sỡ sắc màu: đỏ tía xen lẫn với nâu, đen, xám,… Hầu hết ở những lông của gà đều có vệt xanh màu da trời xen lẫn những chấm trắng. Chân của loại gà này có màu hồng nhạt nhìn rất đẹp mắt.

Thực trạng gà rừng tự nhiên ở Việt Nam

Trước đây gà rừng xuất hiện rất nhiều ở các cánh rừng, thậm chí chúng còn có mặt ở những bản dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, với mức độ săn bắn ngày càng nhiều thì số lượng giống gà này càng giảm. Để phục vụ cho nhu cầu của con người mà vẫn bảo tồn được gà rừng tự nhiên, người ra đã tiến hành nuôi gà rừng tự nhiên. 

Giá trị dinh dưỡng của gà rừng đối với con người

Theo các nghiên cứu thì thịt gà rừng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: Protid, Ca, Vitamin, khoáng chất, Fe,….Do thịt của chúng có hương vị thơm ngon nên được chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. 

Theo dân gian, thịt gà rừng được sử dụng để bồi bổ cơ thể và phòng ngừa một số bệnh sau đây: yếu sinh lý, đau xương khớp,…Ngoài ra, thịt gà rừng còn được sử dụng để chữa bệnh run tay chân.

Điều kiện nuôi gà rừng thả vườn

Trước khi tiến hành nuôi gà rừng các bạn cần chuẩn bị một số điều kiện sau đây để việc nuôi gà được diễn ra thuận lợi nhất.

Nên xem:   Hiện tượng gà bị rụng lông: Nguyên nhân do đâu?

Điều kiện chăn thả

Gà rừng vốn có tập tính sinh sống ở trong rừng, hay trú ngụ trong những bụi rậm. Chính vì vậy bạn có thể thả chúng trong vườn chứa những cây có tán cao. Điều này giúp ngăn ngừa sự phá hoại tán lá mà chúng cũng có nơi để bay nhảy.

Thêm một số bụi để gà có thể làm ổ đẻ trứng. Diện tích của vườn cần rộng để gà rừng có thể đi kiếm ăn và sinh sống giống như trong rừng. Bạn cần làm những rào chắn cao xung quanh vườn. Bởi tuy được thuần chủng nhưng giống gà này vẫn còn sở hữu nhiều tập tính của gà rừng tự nhiên. 

Máng ăn, uống của gà rừng

Bạn có thể chọn những loại máng ăn có kích thước nhỏ vừa phải, đặt ở góc vườn. Tuy nhiên vào những ngày thời tiết xấu thì bạn nên sử dụng những loại máng treo trên cao. Gà vẫn có thể ăn được mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của thức ăn.

Chọn gà giống

Có 2 cách để bạn có thể lựa chọn gà giống đó là:

  • Mua ở những trang trại chuyên nuôi gà rừng. Bạn có thể đến và lựa chọn những con từ 4 tuần tuổi để chăm sóc dễ dàng hơn. 
  • Tự nhân giống từ những lứa gà trước. Cách này thường có tỷ lệ thành công thấp hơn so với cách trên. Bởi từ giai đoạn ấp trứng đến khi 4 tuần tuổi, tỷ lệ sống của gà  rừng khá thấp. 

Làm chuồng nuôi gà rừng

Gà rừng có khả năng bay cao và thích ngủ trên cây hoặc các bụi rậm. Chính vì vậy việc làm chuồng cũng không quá cần thiết. Nếu muốn các bạn cũng có thể làm chuồng để gà tránh mưa.

Phương thức nuôi gà rừng thả vườn

nuôi gà rừng thả vườn

Tuỳ từng điều kiện và khả năng của mỗi người mà các bạn có thể chọn cách nuôi thả hoặc nuôi trong chuồng.

Thả rông

Khi gà được 4 tuần tuổi thì các bạn có thể thả ngoài vườn. Bạn không nên thả chó hoặc mèo cùng gà rừng bởi có thể làm chúng sợ. Những cuộc rượt đuổi có thể khiến gà bị thương, gãy cánh và suy giảm sức khỏe. 

Nuôi nhốt

Với những bạn không có không gian, không có vườn để thả rông thì các bạn cũng có thể nuôi gà rừng trong chuồng. Tuy nhiên cách nuôi này sẽ không cho chất lượng tốt như cách nuôi trên. Bạn nên đặt chuồng ở những nơi cao ráo, thoáng mát. Tùy vào kích cỡ, trọng lượng và số lượng của gà mà bạn nên chọn kích thước của chuồng cho phù hợp.

Nên xem:   Trứng chim bồ câu bị ung, thối khi ấp - Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách chăm sóc gà rừng

Bên cạnh cách nuôi gà thì các bạn cũng cần chú ý đến cách chăm sóc. Để gà được phát triển tốt, các bạn cần chú ý một số điều sau:

Thức ăn cho gà rừng thả vườn

Bên cạnh những loại thức ăn mà gà có thể tự tìm kiếm trong vườn như: giun, sâu, côn trùng,… thì bạn cũng nên bổ sung những loại thức ăn cho gà. 

Loại thức ăn đầu tiên mà bạn có thể sử dụng cho gà rừng đó chính là ngô nghiền nhuyễn. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng cám viên hoặc cám để cho gà con ăn. 

Không nên cho ăn quá nhiều trong một lần mà nên chia thành nhiều lần ăn khác nhau. Thức ăn được thay thường xuyên sẽ luôn mới, giúp gà ăn ngon hơn. Bạn cũng có thể cho gà ăn thêm cám gạo, rau xanh, ốc bươu vàng băm nhỏ. Ốc chính là thức ăn rất cần thiết cho gà trong khi gà đẻ trứng và ấp trứng.

Vệ sinh chuồng cho gà rừng

Cần thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại. Luôn đảm bảo đồ đựng thức ăn, nước uống sạch sẽ. Bên cạnh đó bạn nên phun thuốc sát khuẩn để khử trùng. Điều đó sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh và lây nhiễm của gà rừng. Tiêm chủng vacxin cũng là điều cần thiết mà bạn nên làm khi nuôi gà rừng thả vườn.  

Nước uống cho gà rừng

Trong trường hợp bạn mua gà rừng ở những trại nuôi thì cần cho chúng uống thêm đường glucose và vitamin C. Điều này sẽ giúp chúng bớt căng thẳng do chuyển chỗ ở. 

Nước uống cần được đảm bảo vệ sinh, không quá lạnh. Bạn có thể sử dụng những đĩa úp ngược chuyên dụng để cho gà uống nước. Sau khi cho uống nước xong các bạn có thể tiến hành cho ăn.

Cách phòng bệnh khi nuôi gà rừng thả vườn

Tuy gà rừng có sức đề kháng khá tốt những các bạn cũng cần lưu ý phòng bệnh cho chúng. Một số bệnh mà gà rừng hay mắc phải đó chính là: ỉa chảy, cúm, gà rù,…Bạn cần có những biện pháp phòng tránh ngay từ khi gà còn nhỏ. 

Điều kiện sống cũng là nhân tố ảnh hưởng đến bệnh tật của gà. Chuồng trại luôn cần được đảm bảo sạch sẽ và phải được khử trùng thường xuyên. Nếu phát hiện gà bị mắc bệnh bạn cần cách ly chúng ngay lập tức.

Gà rừng có giá trị kinh tế cao đồng thời cũng rất được ưa chuộng. Hy vọng sau bài viết này các bạn đã có thêm kiến thức để chăm sóc chúng tốt hơn. Chúc các bạn thành công!

Theo: Nguyễn Hiền

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận