Quy trình nuôi heo công nghiệp đơn giản

Quy trình nuôi heo công nghiệp là một trong những hình thức chăn nuôi đang dần phổ biến hiện nay. Nó không những mang lại hiệu quả chất lượng tốt mà còn tiết kiệm chi phí chăn nuôi rất lớn. Vậy quy trình nuôi heo công nghiệp gồm những công đoạn nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Quy trình nuôi heo công nghiệp là gì?

quy trình nuôi heo công nghiệp

Xét về hình thái thì đây chính là mô hình nuôi heo kết hợp. Nó là sự kết hợp của việc nuôi lợn truyền thống và nuôi theo quy mô lớn. Những chú lợn sẽ được nuôi và xuất chuồng trong một quy trình khép kín. Các giống lợn đều được chọn lựa một cách kỹ càng để đảm bảo hiệu quả thu được là lớn nhất.

Để đảm bảo rủi ro khi chăn nuôi số lượng lớn nhiều trang trại hiện nay đã liên kết với nhau để chia sẻ kinh nghiệm cũng như giải quyết việc xuất chuồng.

Giá trị dinh dưỡng của thịt heo

Thịt heo là loại thực phẩm rất phổ biến trong đời sống của người dân. Theo các nghiên cứu của viện dinh dưỡng Quốc Gia thì trong thịt heo có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Điển hình phải kể đến như: protein, canxi, sắt, kẽm, kali,…Các bộ phận của heo được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon khác nhau. 

Lợi ích của việc áp dụng quy trình nuôi heo công nghiệp

Nuôi heo công nghiệp hiện đang được rất nhiều hộ gia đình chọn lựa. Nó mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta. Ngoài việc tiết kiệm được chi phí chăn nuôi thì mô hình này còn giúp tiết kiệm được thời gian chăn nuôi rất nhiều. Đồng thời nuôi heo theo một quy trình có sẵn sẽ hạn chế được việc phát bệnh của đàn lợn.

Quy trình nuôi heo công nghiệp

quy trình nuôi heo công nghiệp

Việc nuôi heo công nghiệp được rất nhiều người quan tâm và áp dụng hiện nay nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi một cách hiệu quả. Vậy hãy cùng tìm hiểu những điểm đáng chú ý trong quy trình nuôi heo công nghiệp nhé!

Cách làm chuồng trại

Để có chỗ cho heo sinh sống và phát triển người ta thường tận dụng những nhà kho. Trong nhà kho phải đảm bảo rằng có đủ ánh sáng nhưng không được nắng gay gắt hay nóng như ngoài trời. Các đàn lợn sẽ được nhốt vào từng chuồng khác nhau. Tuỳ theo kích cỡ cũng như tình trạng của mỗi con mà chủ trang trại sẽ quyết định chỗ ở cho chúng.

Nên xem:   Nuôi lợn rừng giúp bà con làm giàu nhanh chóng

Mỗi chuồng có thể chứa khoảng 10 con heo tuỳ thuộc vào kích cỡ. So với phương pháp nuôi lợn truyền thống thì nuôi lợn công nghiệp đảm bảo số lượng lớn hơn khá nhiều. 

Các chuồng lợn thường thông nhau và được bao quanh bởi các hàng rào sắt. Trong nhà kho luôn phải được đảm bảo về nhiệt độ cũng như thông gió để lợn không bị say nắng. 

Lợn là loài có khả năng chịu nóng kém bởi chúng không thể tự làm mát cơ thể. Chính vì vậy ngoài việc đảm bảo nhà khô không nóng và thoáng thì người ta thường có biện pháp thêm bùn trong chuồng. Việc làm này giúp lợn mát mẻ hơn rất nhiều.

Chọn giống heo

Giống heo phụ thuộc vào chọn lựa và sở thích của mỗi trang trại. Hiện nay có rất nhiều giống lợn được lai tạo từ những giống lợn truyền thống. Việc thu mua giống cũng cần rất thận trọng. Bạn nên chọn heo giống ở những cơ sở uy tín, có chất lượng chăm sóc và đàn heo khỏe mạnh. Lợn giống phải được đảm bảo về trọng lượng.

Khi giống heo mới được đưa về cần đưa ngay vào một chuồng riêng biệt so với những con đã nuôi trước đó. Việc này vừa có thể phòng tránh được việc lây bệnh vừa giúp đàn lợn mới có thể thích nghi với nơi ở. 

Tách đàn heo

Sau khi cai sữa cho đàn heo con chúng ta cần tiến hành phân đàn để tiện cho việc chăm sóc heo. Việc tách đàn có một vài điểm lưu ý sau đây:

  • Khi ghép đàn cần ghép những con có trọng lượng và sức khoẻ tương tự nhau, tránh việc phân biệt đàn và cắn xé nhau.
  • Ngoài ra chúng ta có thể phân đàn theo giới tính của heo. Bởi khả năng tiêu thụ thức ăn cũng như khẩu phần ăn của mỗi giới là khác nhau. 

Kỹ thuật chăm sóc trong quy trình nuôi heo công nghiệp

chuồng nuôi heo công nghiệp

Việc chăm sóc heo khi áp dụng quy trình nuôi heo công nghiệp dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với việc nuôi heo truyền thống. 

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

Trong quy trình nuôi heo công nghiệp người ta thường sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Phương pháp này đem lại hiệu quả rất lớn. Một con lợn đực có thể thụ tinh cho khoảng 30-40 con lợn cái. Người ta sẽ thu tinh trùng từ lợn đực vào đưa vào cơ thể của lợn cái thông qua một ống thông được gọi là vòi lợn. 

Nên xem:   Cách điều trị lợn bị ghẻ, nấm da và nhiễm vi khuẩn kế phát

Những con lợn cái sau khi được xác nhận là đã mang thai sẽ được chuyển sang một chuồng khác và ở cùng những con non cho đến khi chúng cai sữa. 

Chỉ có khoảng 10-18% lợn con sinh ra sống sót được qua tuổi cai sữa. Một số những con non sẽ bị chết vì bệnh tật, mất nước hoặc bị mẹ vô tình đè phải. 

Sau khi lợn con được sinh ra, nếu chúng sống sót được qua vài ngày sẽ được đánh dấu, màu răng, cắt đuôi để đảm bảo tính tình được ổn định. Từ đó hạn chế việc tấn công của chúng đối với đồng loại khi được ghép trong chuồng chật chội.

Cho heo ăn, uống, tắm gội

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 22366283_1947235465603387_1084481809394106587_n-600x800.jpg

Lợn là loài ăn tạp nhiều loại thức ăn khác nhau. Chúng có thể ăn rau củ, ăn cám, ngũ cốc,….Bạn có thể trộn nhiều loại thức ăn vào nhau hoặc mua những loại đã trộn sẵn. Lợn được cho ăn đồng loạt theo một quy trình khép kín. Đối với những chú lợn non, bạn cần cho chúng ăn thức ăn tinh trước sau đó khi lớn hơn với cho ăn thức ăn thô. 

Việc ăn uống phải được tuân thủ đúng theo khẩu phần. Nếu có sự thay đổi cũng cần thay đổi dần dần, không nên đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột. Người nuôi nên tập cho lợn ăn theo đúng khung giờ để việc tiêu hoá được tốt hơn. Nước uống được cung cấp phù hợp với nhu cầu của từng con trong đàn.

Tắm gội là việc không thể thiếu trong quy trình nuôi lợn công nghiệp. Việc tắm gội thường xuyên giúp giữ vệ sinh sạch sẽ cho những chú lợn. Từ đó hạn chế việc phát sinh bệnh tật. Ngoài ra việc tắm cho lợn cũng phần nào đó giúp lợn được mát mẻ hơn trong những ngày oi bức, nắng nóng.

Tất cả nước và thức ăn của lợn phải được kiểm tra thường xuyên và được giám sát chặt chẽ. Tránh nhiễm bẩn hoặc dính phân lợn, gây tiêu chảy cho đàn heo.

Vệ sinh chuồng trại

Môi trường sinh sống là điều rất quan trọng trong sự phát triển của đàn heo. Chính vì vậy chúng ta luôn cần giữ cho chuồng được sạch sẽ. Sau khoảng 2-3 ngày bạn cần làm sạch chuồng bằng vòi nước. Có thể sử dụng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch chuồng trại. Ngoài ra chổi, xẻng hót phân cũng là những dụng cụ không thể thiếu.

Chuồng heo cần khô ráo, thoáng mát. Những chất thải sau khi được dọn sạch cũng cần được xử lý một cách khoa học. Tránh gây ô nhiễm nguồn nước, nguồn đất và môi trường xung quanh.

Nên xem:   Dấu hiệu sắp đẻ của lợn nái

Phòng bệnh cho đàn heo

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 15284822_561199364076897_664533725164964554_n-800x533.jpg

Trong quy trình nuôi heo công nghiệp heo có thể mắc rất nhiều bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy chúng ta cần có biện pháp phòng tránh để cải thiện khả năng sinh sống cũng như năng suất thu được. Đối với những loại bệnh thông thường bạn cần tiêm phòng cho heo vào lúc 8 đến 12 tuần tuổi.

Đặc biệt với bệnh thương hàn bạn nên tiêm cho heo con từ lúc vẫn đang theo mẹ. Ngoài ra còn mũi nhắc lại hoặc bổ sung. 

Giun sán và E.coli cũng là một trong những bệnh gây nguy hiểm mà các bạn cần phòng tránh cho heo. Một số loại thuốc tẩy giun sán mà các bạn có thể sử dụng như: Tetramysone, Levamisole,….

Trong quá trình nuôi heo luôn giữ cho chuồng trại, không gian sống xung quanh chuồng sạch sẽ, thoáng mát cũng là một cách để phòng bệnh cho đàn heo. Ngoài ra việc khử trùng, phun thuốc muỗi cũng là điều rất cần thiết mà bạn cần làm.

Chi phí khi áp dụng quy trình nuôi heo công nghiệp

Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho quy trình nuôi heo công nghiệp chúng ta cùng tính toán chi phí cho việc chăn nuôi nhé.

Chi phí mua giống

Tuỳ vào từng loại heo mà giá cả có sự thay đổi khác nhau. Tuy nhiên mức giá trung bình trên thị trường hiện nay rơi vào khoảng 2,7 triệu 1 con, cân nặng khoảng 6-7kg, khoảng 28 ngày tuổi. Với những loại lớn hơn, tầm 60 ngày tuổi và có cân nặng vào khoảng 20 cân thì giá sẽ cao hơn. Trung bình khoảng 3,6 triệu 1 con. 

Nếu bạn muốn mua heo trưởng thành giống để đẻ con thì giá cao hơn nữa, khoảng hơn 11 triệu 1 con. Nếu với giá trên, nuôi 1 trang trại khoảng 1000 con lợn mất gần 3 tỷ cho tiền giống.

Chi phí mua thức ăn

Thức ăn là một trong những chi phí chiếm rất nhiều trong quá trình nuôi heo. Phần lớn thức ăn của chúng là ngô, lúa mạch, cám gạo, rau,…Tính theo mức giá trung bình thực phẩm hiện nay thì nuôi 1000 con heo chúng ta sẽ tốn gần 4 triệu cho 1 ngày.

Chi phí nhân công

Việc nuôi heo công nghiệp không phải điều dễ dàng. Để chăm sóc cho một số lượng lớn heo chúng ta cần phải thuê nhân công. Trung bình hiện nay chi phí thuê nhân công chăm heo 1 tháng khoảng 4 triệu rưỡi. 

Ngoài những chi phí trên chúng ta còn cần tính đến chi phí điện, nước, thuốc, chi phí làm chuồng,….

Quy trình nuôi heo công nghiệp chúng tôi đã cung cấp cho các bạn trong bài viết trên. Hy vọng các bạn sẽ thành công trong việc chăn nuôi. Chúc các bạn may mắn!

Theo: Nguyễn Hiền

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận