Phát triển nuôi lợn nái mang lại nhiều lợi ích kinh tế

Là xã có diện tích ruộng ít lại hay bị ngập úng nhưng bù lại xã Đại Minh (Yên Bình – Yên Bái) được thiên nhiên ban tặng cho chất đất rất phù hợp phát triển cây bưởi đặc sản.

Trong những năm qua bên cạnh việc vận động nhân dân tập trung tận dụng đất để trồng bưởi, Đại Minh còn khuyến khích, tạo mọi điều kiện để bà con phát triển chăn nuôi gia súc, vừa có thêm thu nhập vừa tăng thêm nguồn phân bón cho cây trồng. Nhưng nuôi con gì cho có hiệu quả lại là vấn đề cần quan tâm. Sau nhiều lần tìm hiểu thực tế và bàn bạc, Đảng ủy, chính quyền xã đã đi đến thống nhất chỉ đạo các thôn vận động bà con đầu tư nuôi lợn nái. Bên cạnh việc dựa vào kinh nghiệm thực tế trong nhiều năm của các hộ dân nuôi lợn nái còn phối hợp với các ngành chức năng mở lớp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho lợn.

Đồng thời, tạo điều kiện giúp các hộ vay vốn ngân hàng, tổ chức tiêm phòng định kỳ… Đến nay đàn lợn nái của xã phát triển lên tới trên 600 con, bình quân mỗi hộ có 1 lợn nái, nhiều hộ đầu tư nuôi 2-3 con. Mỗi năm toàn xã có trên 6 ngàn lợn con cung cấp ra thị trường, với giá như hiện nay, một con nặng 10-12 kg trị giá 220-250 ngàn đồng và nguồn thu từ lợn giống của xã lên tới hàng trăm triệu đồng.

Nên xem:   Hướng đi trong tương lai cho ngành thủy sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm tới bài viết ”dấu hiệu nhận biết heo nái đang mang thai và cách chăm sóc’

Theo các hộ chăn nuôi ở đây thì nuôi lợn nái hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi lợn thịt. Khi lợn đến tuổi xuất bán không phải mang ra chợ mà tư thương đến tận nhà mua. Lợn giống của Đại Minh chủ yếu là giống Móng Cái lai F2, là giống lợn rất phàm ăn, mau lớn đẻ nhiều con, nuôi con khéo, chống chịu bệnh tốt và hầu hết là bán cho các trại chăn nuôi trong tỉnh và một số xã thuộc tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang. Anh Nguyễn Văn Định ở thôn Cầu Mơ – một hộ có nhiều kinh nghiệm nuôi lợn nái. Dẫn chúng tôi đi thăm chuồng trại, nhìn đàn lợn con lông bóng mượt đang bú mẹ anh Định cho biết: Nuôi lợn nái tuy khó hơn nuôi lợn thịt vì phải chăm sóc nhiều hơn, nhất là khi lợn mẹ mang thai nhưng cho thu lợi nhuận cao hơn. Điều quan trọng nhất trong nuôi lợn nái là phải chọn được con nái đảm bảo tiêu chuẩn như thân hình cân đối, mông nở, không gẫy lưng, chân không chõe ra hai bên. Khi lợn con mới ra đời cũng cần chăm sóc chu đáo vì cơ thể chúng còn yếu rất dễ mắc bệnh tiêu chảy, tụ huyết trùng. Gia đình anh hiện nuôi 2 con nái mỗi năm cho 4 đàn lợn con, sau khi trừ chi phí cũng lãi được trên 4 triệu đồng. Không chỉ có thêm thu nhập mà gia đình anh còn có được nguồn phân bón để trồng trên 300 gốc bưởi, 4 sào ruộng, 3 sào màu và nhiều cây trồng khác.

Nên xem:   Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - sự phát triển của vật nuôi có mối liên quan gì tới hiện tượng này

Cùng với gia đình anh Nguyễn Văn Định ở xã Đại Minh hiện nay có rất nhiều hộ đầu tư nuôi lợn nái mang hiệu quả cao như gia đình ông Phạm Văn Lưu, Nguyễn Văn Thảo ở thôn Khả Lĩnh; ông Mai Văn Cẩn ở thôn Đồng Danh; ông Tạ Minh Tân ở thôn Quyết Tiến 11…

Nhờ chú trọng kết hợp phát triển trồng trọt và chăn nuôi đặc biệt là nuôi lợn nái sinh sản nên đến nay hầu hết số hộ gia đình ở xã Đại Minh đã có cuộc sống ổn định. Số hộ khá, giàu với mức thu nhập trên 30 triệu đồng một năm tăng lên trên 30%, số hộ nghèo giảm xuống chỉ còn 7,2 % theo tiêu chí mới.

Báo Yên bái
Rate this post

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận