Con người có thể bị chảy nước mắt do các bệnh về mắt hoặc do yếu tố cảm xúc, nhưng đối với động vât thì hầu hết các trường hợp chảy nước mắt đều là do bệnh lý. Riêng với bò, khi thấy có tình trạng bò bị chảy nước mắt thì bà con cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và áp dụng phác đồ điều trị dưới đây.
Mục lục nội dung
Bệnh viêm phổi ở bò
Bệnh thường xuất hiện ở bê con dưới 24 tháng tuổi và khi mắc bệnh thì bê cũng có tỉ lệ tử vong cao hơn bò. Thời gian ủ bệnh của viêm phổi thường từ 4 ngày đến 1 tuần.
– Triệu trứng: lười vận động, lừ đừ, mệt mỏi, kém ăn, sốt từ 39-42 độ C và sốt liên tục. Tiếp đó bò bị chảy nước mắt và nước mũi liên tục, hô hấp rất khó khăn và ngày càng mệt mỏi hơn. Nếu bê con mắc bệnh thì gần như chỉ nằm không thể vận động, cổ vươn lên thở rất khó nhọc. Nếu để lâu bệnh sẽ gây chảy mủ ở mũi bò, bò ho khạc từng cơn vào đêm và sáng sớm.
Bệnh khiến phổi bị viêm nặng, do đó việc hít thở khó khăn, thiếu dưỡng khí cung cấp cho các cơ quan, do đó mắt, miệng của bò sẽ bị đỏ sẫm, xung huyết, có tia máu, cuối cùng là tím tái. Tỉ lệ chết của bê là 75%. Nếu để bệnh chuyển thành thể mãn tính thì quá trình điều trị sẽ kéo dài rất lâu, đến cả tháng trời.
Phác đồ điều trị
Người nuôi cần tách những con bị bệnh khỏi đàn, sau đó cho chúng nghỉ ngơi, duy trì độ ẩm trong chuồng nuôi ở mức thích hợp, không được để nhiệt độ xuống quá thấp.
Cho bò dùng Marnagin – C và Phar-Nalgin C để cắt cơn sốt. Liều lượng sử dụng tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất trên bao bì sản phẩm. Có thể dùng kết hợp với kháng sinh theo chỉ định của chuyen gia thú y, tùy thuộc theo cân nặng, thể trạng và tình trạng bệnh của từng cá thể.
Phòng ngừa bệnh viêm phổi ở bò
Phòng bệnh cho bò giúp bà con tránh được các rủi ro đáng tiếc trong quá trình chăm sóc.
+ Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin cho bò để tăng cường sức đề kháng, không được thay đổi khẩu phần quá đột ngột.
+ Tăng hàm lượng thức ăn tinh.
+ Sát trùng chuồng nuôi và khu vực chăn thả xung quanh để đảm bảo diệt trừ mầm bệnh.
+ Nếu nhận thấy đàn bò có nhiều còn mắc bệnh và có nguy cơ bùng phát thành dịch thì nên tích cực vệ sinh môi trường, tiêu đôc mỗi ngày liên tục trong vòng 1 tuần, sau đó giảm xuống 2-3 tuần/lần.
+ Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho bò từ 3 tháng tuổi trở lên, liều thứ hai cách liều thứ nhất khoảng 3 tuần, sau đó tiêm định kỳ 6 tháng/lần.
Bệnh viêm kết mạc ở bò
– Triệu chứng: có 3 cấp độ:
+ Cấp tính: mắt sưng to, híp lại, tròng đen xung huyết vằn tia đỏ. Bò bị chảy nước mắt, sợ sáng, mắt thường nhắm lại. Nước mắt lúc đầu trong sau đó đục như có mủ.
+ Mãn tính: mi mắt sưng nhẹ, chảy nhiều nước mắt, có ghèn ở mắt. Mắt hay bị ngứa, bò hay dụi mắt gây viêm nặng hơn, mi có thể bị lộn hẳn ra ngoài.
– Phác đồ điều trị:
+ Cấp tính: nhỏ nước muối sinh lý rửa mắt hàng ngày, sau đó dùng Penicillin hoặc Novocain theo liều lượng ghi trên bao bì. Nhỏ mắt bằng Chyoramphenicol 0,4%.
+ Mãn tính: rửa mắt bằng acid boric 3%. Tiểu phẫu cắt phần mí mắt lộn ra ngoài (tăng sinh mí mắt). Có thể dùng Novocain 1% để gây tê cho bò đỡ đau. Tiêm Penicillin vùng bắp hàng ngày. Theo dõi phần thịt tăng sinh, nếu còn thì tiếp tục cắt. Giữ vệ sinh vùng mắt thật sạch.
Câu hỏi
Bò mẹ và bê con 5 tháng tuổi, có dấu hiệu chảy nước mắt,….Hỏi chuyên gia nông nghiệp nguyên nhân và cách xử lý?
Bò mẹ và bê con 5 tháng tuổi, có dấu hiệu chảy nước mắt. Dùng nước muối nhỏ vào mắt nhưng không khỏi và bị thường xuyên. Hỏi chuyên gia nông nghiệp nguyên nhân và cách xử lý?
Theo PGS.TS Nguyễn Bá Mùi – Học viện Nông nghiệp, bà con tham khảo như sau:
Dùng một trong những loại kháng sinh sau:
Tiêm bắp 2 – 3 ngày kháng sinh doxyvet-l.a, doxytyl-f, bocin-pharm, pharthiocin hoặc l.s-pharm (1ml/10kgp, 1lần/ngày), hoặc oxyvet-l.a (1ml/10kgp/lần), chỉ tiêm 2 mũi cách nhau 3 ngày để diệt vi khuẩn bội nhiễm
Tiêm bắp dexa-pharm (5-10ml/con) hoặc pharti.p.a.i (1ml/10kgp/lần) để giảm viêm và hạ sốt.- Kết hợp dùng thuốc nhỏ mắt điều trị mắt viêm (thuốc nhân y).
Phương pháp dân gian:
Dùng nước ốc nhồi hấp, ngày bôi một lần cho đến khỏi.
Thổi bột than vỏ ốc nhồi vào mắt bệnh súc, một lần/ngày
Hợp tác với 3N/VTC16