Cách đào ao nuôi cá – kỹ thuật đào ao, chọn giống, thả cá, chăm sóc ao nuôi

Đào ao nuôi cá trong vườn nhà là kỹ thuật canh tác truyền thống của người Việt. Truyền thống nuôi trồng thủy sản mô hình nông hộ dường như vẫn tiếp tục duy trì lâu dài trong thời đại này nay.

Lợi thế của đào ao nuôi cá trong vườn: trước hết là chủ động được nguồn thực phẩm sạch. Ao cá gần vườn dễ trông nom, quan sát xử lý dịch bệnh. Tận dụng được nguồn đất trống, quỹ đất dư thừa. Ngoài ra ao cá trong vườn cũng là một vùng dự trữ nước phục phụ tưới tiêu mùa khô hạn.

Chọn vị trí đào ao nuôi cá

Tại sao chọn vị trí và thiết kế lại liên quan đến nhau? Bởi vì thiết kế phải hài hòa và phụ hợp với vị trí. Vị trí ở đây không chỉ là vị trí ao ở chỗ nào của vườn mà còn là vị trí của ao so với nguồn cấp nước, vùng tháo xả nước để thuận tiện cho việc canh tác sau này.

Trước hết, vị trí ao nuôi nên chọn gần nguồn cung cấp nước, như kênh lạch hoặc sông suối. Lý tưởng nhất là chọn được nơi có thể cung cấp lượng nước trong ao quanh năm, đặc biệt là vào mùa khô cạn.

Ao nuôi cá cần ở vị trí thoáng nắng

Ao nuôi cá cần ở vị trí thoáng nắng

Tùy thuộc vào chủng loại cá cần nuôi mà nguồn nước cung cấp có những yêu cầu khác nhau. Về cơ bản nước dùng được cho ao nuôi cá có thể là từ kênh lạch, giếng tự nhiên, hồ nước lớn. Cần đảm bảo rằng nguồn nước không bị ô nhiễm.

Một lưu ý quan trọng, ao nuôi cá cần thích hợp cho sự sinh trưởng của thực vật tự nhiên ở đáy ao. Các loại thực vật này là thức ăn tự nhiên cho cá. Sinh vật đáy ao là loài ưa sáng, vì vậy cần chọn vị trí quang đãng. Nếu không tìm được vị trí ít cây, chặt bỏ và dọn dẹp các cây tán lớn là điều cần thiết.

Cần hạn chế việc để các rãnh thoát nước trong vườn đổ dồn vào ao mà không có màng lọc. Lá cây thối rữa đi theo dòng nước đổ vào ao sẽ làm tích tụ khí metan trong ao. Đầu độc và kìm hãm sự phát triển của sinh vật ao.

Thêm một lưu ý để giữ nước trong ao được tốt, tiết kiệm nguồn nước cấp. Thật tồi tệ nếu cấp nước cho ao bao nhiêu, thì bấy nhiêu nước thẩm thấu hết phải không nào? Vì vậy cần chọn nơi làm ao có tỷ lệ đất sét cao, hoặc đất sét pha thịt, những loại đất có độ bão hòa nước thấp và cản trở nước thấm sâu.

Lưu ý khi thiết kế ao nuôi cá

Thiết kế đáy ao sao cho độ dốc vừa phải khoảng dưới 1%. Hướng về rãnh thoát nước đáy ao. Điều này để thuận tiện cho quá trình tháo cạn ao trước khi nuôi trồng và thu hoạch.

Một điểm lưu ý, không cần phải thiết kế ao nuôi cá chuẩn tròn hoặc vuông vắn. Vì hình dạng ao, trong hầu hết các trường hợp là không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cá. Hãy tận dụng triệt để diện tích đất để làm ao nếu bạn muốn tối ưu hóa diện tích.

Nên xem:   Danh mục thức ăn chăn nuôi thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam

Tuy nhiên để tiện lắp đặt các thiết bị chăm sóc thì ao cá hình chữ nhật luôn là một lựa chọn tối ưu nhất.

Về kích thước, tùy thuộc vào số lượng cá, và chủng loại cá mà chọn kích thước ao cá phù hợp. Với mô hình nuôi cá nước ngọt chuyên nghiệp, diện tích lý tưởng là 600- 1200 mét vuông. Tuy nhiên với mô hình nông nộ tự cung tự cấp, kích thước 100 mết vuông cũng đủ để chăn nuôi hầu hết các loại cá. Độ sâu phổ biến của ao từ 1.5-2 mét – đã bao gồm lớp bùn dày khoảng 20 cm.

Thiết kế bờ ao nuôi cá: ao nuôi cá có tác dụng giữ nước, và chặn các loài cá có khả năng đục khoét trốn thoát. Độ cao của bờ kè ao thường cao hơn 0.6 m so với mực nước cao nhất của ao.

Bờ ao nên được đắp chắc chắn bằng đất sét. Trồng các loại cỏ có khả năng bén rễ nhanh và sâu để gia cố. Một mẹo nhỏ là có thể trồng các loại cỏ có thể làm thức ăn cho cá trong quá trình sinh trưởng. Vùng đất phèn, cần loại bỏ đất mặt ở quanh bờ ao, và gia cố bằng đất sét hoặc xi măng, để hạn chế nước mưa mang theo độ phèn xuống ao, làm giảm độ pH trong ao.

Thiết kế hệ thống cấp nước và thoát nước cho ao nuôi cá. Với ống cấp nước và ống thoát nước, để tối ưu hóa chi phí, chỉ cần dùng ống nhựa PVC là đủ. Với các ao có diện tích lớn trên 1000 mét vuông, có thể thiết kế ống cấp nước bằng bê tông hoặc kim loại.

Ống cấp nước luôn phải đặt cao hơn mực nước cực đại mong muốn trong ao (cao hơn tầm 15 cm). Ống thoát nước đặt ở vị trí thấp nhất của nền đáy ao. Ở đầu của ông thoát nước, cần gia cố bằng lưới kim loạt chắt chắn đề phòng trừ cá thất thoát khi xả nước.

Tổng kết các bước đào ao nuôi cá.

Bước 1: Đo đạc và đánh dấu.

Dùng cọc và dây đánh dấu chu vi của ao cá, sau đó rải vôi bột trắng đánh dấu theo dây. Sau khi kết thúc vẽ chu vi bằng vôi bột, có thể gỡ dây và cọc. Vùng đánh dấu chính là vùng rìa bờ ao.

Bước 2: Giải phóng mặt bằng.

Chặt bỏ toàn bộ cây cối có trên khu đất chuẩn bị làm ao, loại bỏ toàn bộ rễ cọc. Lưu ý, cần giữ lượng đất mặt tơi xốp lại để làm kè bờ ao sau này.

Bước 3: Đào ao và tạo hình nền đáy ao.

Với trường hợp đào ao bằng máy móc, sử dụng máy xúc loại nhỏ, chuyên dụng để đào ao. Tiến hành đào sâu 2m. Lưu ý, để tiện cho quá trình vận chuyển đất thải, cần tiến hành đào quấn chiếu – đào đến đâu thì giải quyết toàn bộ 2m độ sâu đến đó. Phần đáy cần làm dốc 1%, công đoạn tạo hình đáy nên tiến hành bằng phương pháp thủ công.

Đào ao cá bằng máy xúc

Đào ao cá bằng máy xúc

Với trường hợp đào bằng sức người thủ công, cần đào từng lớp mỏng, rộng khắp diện tích ao. Tránh trường hợp đào 1 hố nhỏ và sâu trước rồi mới tính đến đào lan rộng ra, vì trường hợp này rất khó vận chuyển đất thải.

Lưu ý quan trọng, ao cần phải đào theo dạng phễu, nghĩa là phía miệng rộng, và nhỏ dần khi xuống đáy. Làm như vậy để tránh sạt lở và dễ dàng bao kè.

Nên xem:   Cách diệt trừ bèo trong ao

Bước 4: Tạo hình bờ kè ao.

Sử dụng đất sét trộn nhuyễn, trét mép ao. Độ dày tiêu chuẩn của lớp này là 30 cm. Dày dần về phía đáy. Ban đầu cần gia cố bằng nẹp tre hoặc lưới nhựa. Tiền hành trồng cỏ lên bờ kè khi đất vẫn còn ướt.

Tiến hành làm bờ kè cho ao nuôi

Tiến hành làm bờ kè cho ao nuôi

Bước 5: Lắp đặt hệ thống dẫn nước vào và hệ thống xả đáy.

Tiến hành bọc lưới ở một đầu ống cấp nước và ống xả nước. Đấu nối với nguồn nước và tiến hành cấp nước thử nghiệp. Cố định đầu ống bằng bê tông sau khi xác nhận hệ thống cấp và xả nước hoạt động trơn tru. Với trường hợp khong thể xả 100% nước bằng ống xả – có thể tính đến phương án sử dụng máy bơm để hút nước ao triệt để.

Chi phí đào ao nuôi cá.

Chi phí đào ao nuôi cá chủ yếu nằm ở chi phí đào đất (chiếm trên 80%). Các chi phí như cải tạo đất nền, lắp đặt hệ thống tiêu nước, cấp nước không đáng kể.

Chi phí đào ao phụ thuộc vào vị trí bạn đang sống, thông thường để đào 100 mét vuông ao nuôi cá, chi phí tốn khoảng 15 triệu đồng.

Xử lý ao trước khi thả cá

Với ao ở vùng nhiễm phèn, nhiễm chua cần tiến hành thau rửa liên tục trong vòng nửa tháng. Sau đó tháo cạn nước để khô ráo.

Sau khi đáy ao tương đối khô ráo, tiến hành bón vôi đáy ao theo tỷ lệ như sau. Với đất trung tính bón 9 kg vôi bột / 100 mét vuông diện tích ao. Với đất nhiễm phèn nặng, cần tăng tỷ lệ vôi bột lên 20kg / 100 mét vuông.

Sau khi rải vôi 1 tuần, tiến hành bón lót cho nền ao. Tác dụng của việc bón lót là tạo môi trường để sinh vật đáy phát triển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.

Cách bón lót như sau: Phân chuồng ủ hoai 22 kg / 100 mét vuông diện tích ao nuôi. Bổ sung thêm 0.45 kg phân NPK để tạo hỗn hợp với phân chuồng trước khi bón.

Ao cá có màu xanh - giàu sinh vật đáy

Ao cá có màu xanh – giàu sinh vật đáy

Sau khi tiến hành bón phân, mực nước ao lên ngưỡng 50 cm trong vòng 1 tuần để phát triển sinh vật tầng đáy. Sau khi nước chuyển màu xanh đục thì tiến hành nâng mực nước lên 100%. Sau giai đoạn này có thể tiến hành thả cá.

Các giống cá phù hợp để thả trong ao nuôi

Thông thường để tối ưu hóa tiềm năng của ao nuôi, thường nuôi các loại cá sống ở các tầng nước khác nhau một cách xen kẽ. Cụ thể như sau:

Các loại cá có thể thả được và sinh trưởng tốt trong ao nuôi:

* Cá trắm cỏ

Loại cá này thường sống ở tầng nước trung, ăn bèo tấm, rong duôi chó và phù du ở lớp nước giữa. Loài này khá háu ăn, có thể ăn lá cuối băm, ngô bột hoặc cá thức ăn nhân tạo. Sau 1 năm chăm sóc, cá có thẻ đạt khối lượng 2 kg mỗi con.

* Cá mè trắng

Tương tự như cá trắm cỏ loài cá này sống ở lớp nước giữa, đôi khi cá tranh giành thức ăn ở tầng lớp mặt. Thức ăn ưa thích của cá mè trắng là phù du. Có thể bổ sung thêm các loại bột nhân tạo tự như đậu tương, gạo, mì xảy nhuyễn. Loài cá này khá hiền, hoàn toàn có thể nuôi ghép với các cá khác. Sau 1 năm trọng lượng có thế đạt được 0.9 kg / cá thể.

* Cá chép

Nếu cần tìm loại cá sống ở tầng đáy, thì cá chép là một ứng viên sáng giá. Loài này thích ăn ấu trùng các loài động vật như muỗi, sâu bọ. Ngoài ra chúng cũng thích ăn giun. Thức ăn nhân tạo cho loại cá này cũng là các loại bột giống cá mè trắng. Trọng lượng có thể đạt sau 1 năm:  0.4kg/ 1 cá thể.

Nên xem:   Tiêu diệt dễ dàng nòng nọc trong ao nuôi cá

* Cá rô phi

Sát thủ vùng đáy, sức bật nhanh nhẹn, ăn rất tạp. Loài cá này có thể ăn mùn và bã hữu cơ, phân của các loài cá khsac. Sau 1 năm có thể đạt khối lượng 0.35 kg / cá thể.

* Cá mè vinh

Đây là oại cá nhỏ, ăn tạp đặt trọng lượng 0.42 kg sau 1 năm.

Thả cá giống sau khi hoàn thành đào ao nuôi cá

Mỗi năm có hai đợt thả giống lý tưởng:

Vụ xuân: vào tháng giêng âm lịch.

Vụ thu: Vào tháng 8 âm lịch.

Chọn cá giống có kích thước phù hợp, không thả cá quá nhỏ. Cá không bị tróc vảy xước mình. Mật độ thả phụ thuộc vào loại cá, trung bình thừ 4-6 con cho mỗi 1 mét vuông ao nuôi.

Nếu thả ghép nhiều cá với nhau, vui lòng tham khảo bảng dưới đây để chọn tỷ lệ phù hợp:

100 cá thì có:

Các loại cá thả trong ao nuôi

 Thời điểm thả cá thích hợp là vào lúc mát trời, không có ánh nắng quá gay gắt. Cho cá làm quen với môi trường nước ao bằng cách mở từ từ miệng bao cá giống, có nước ao từ từ tràn vào. Để cá làm quen với môi trường nước mới trong khoảng 10 phút rồi mới thả hẳn cá vào ao nuôi.

Thả cá giống từ từ vào ao nuôi

Thả cá giống từ từ vào ao nuôi

Chăm sóc – quản lý ao nuôi cá

Cần kết hợp 2 phương pháp cho cá ăn, trực tiếp và gián tiếp:

Cho ăn trực tiếp nghĩa là cho thẳng thức ăn của cá xuống ao như các loại cỏ, bột ngũ cốc, bã đậu, giun đất. Với cách cho ăn này, lượng thức ăn bằng 9% tổng khối lượng của đàn cá. Cần cho ăn vào khung giờ cố định mỗi ngày. Một cách ước lượng, đàn cá 100 con trong 2 tháng đầu tiêu thụ khoảng 0.4 kg thức ăn mỗi ngày. Đặc biệt với cá trắm cỏ, 100 con cá tiêu thụ khoảng 2 kg rau cỏ mỗi ngày.

Cho ăn gián tiếp nghĩa là bón phân hữu cơ xuống ao, để nuôi dưỡng nguồn thực vật và sinh vật đáy ao, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Mỗi tuần cần bón bổ sung 10kg phân hữu cơ cho ao cá có diện tích 100 mét vuông.

Lưu ý với cả hai cách cho ăn trực tiếp và gián tiếp, việc cho ăn từ từ kết hợp quan sát sự thay đổi màu sắc của ao là rất quan trọng. Việc này tránh làm ô nhiễm môi trường sống của cả.

Cần nhạy cảm quan sát đàn cá, nếu mặt trời đứng bóng mà cá vẫn lờ đờ nổi trên mặt nước, không chịu lặn xuống khi nghe tiếng động mạnh thì đó là một biểu hiện của ô nhiễm môi trường sống. Cá thiếu Oxy, cần giảm bón thức ăn cho cá, thay nước, cung cấp oxy cho cá.

Trường hợp ngược lại, cá ít khi nổi đầu đớp thức ăn vào sáng sớm, nghĩa là nguồn thức ăn thứ cấp quá ít. Với trường hợp này, cần tăng cường bón phân để nuôi dưỡng sinh vật đáy ao.

Thu hoạch

Sau hoảng 150 ngày, có thể tiến hành thu hoạch, bắt các cá lớn để sử dụng nhằm mục đích giảm mật độ ao nuôi. Nếu lượng cá bị hao hụt lớn, có thể thả bù thêm cá giống vào thời điểm này. Lưu ý, phải tính toán kỹ để mật độ cá luôn đảm bảo tối ưu.

Sau 10 tháng có thể thu hoạch toàn bộ ao nuôi. Cá nhỏ có thể giữ lại làm giống cho vụ kế tiếp. Lưu lại sản lượng cá thu được cả năm, tỷ lệ hao hụt để điều chỉnh hợp lý cho mùa vụ năm sau.

 

Theo chủ tịch

 

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận