Ý nghĩa của trò chơi kéo co

Tôi thấy trò chơi kéo co có mặt trong nhiều lễ hội và tôi đặc biệt thích trò này. Xin hỏi ý nghĩa của trò chơi này là gì?

Trò chơi kéo co được biết đến như trò chơi dân gian truyền thống, môn thể thao mang tính đồng đội, thường có mặt trong lễ hội, sự kiện sinh hoạt cộng đồng lôi kéo nhiều người tham gia. Đây là trò chơi hấp dẫn, đầy kịch tính, mang lại nhiều tiếng cười cho cả những người tham dự và người xem.

Nghi lễ và trò chơi này thường được thực hành ở vùng trung du, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ với trung tâm là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hà Nội. Đây là vùng đất tụ cư lâu đời của người Việt và là cái nôi của nền văn minh lúa nước.

trò chơi kéo co

Nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở Đông và Đông Nam Á, với mong ước mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu hay những tiên đoán liên quan đến sự thành công hay thất bại của nỗ lực trồng cấy.

Năm 2015, UNESCO đã ghi danh nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cùng với một số quốc gia khác là Campuchia, Hàn Quốc, Philippines. Đây là cũng hồ sơ di sản đa quốc gia đầu tiên Việt Nam tham gia đệ trình và được chấp thuận.

Nên xem:   Giá thịt heo hôm nay?

Ý nghĩa của trò chơi kéo co là một trong những thắc mắc thú vị mà không phải ai cũng có thể giải thích. Đây là trò chơi dân gian truyền thống không thể thiếu trong các lễ hội. Nó không chỉ mang đến không khí vui vẻ mà còn là môn thể thao đồng đội thu hút được rất nhiều người tham gia và cổ vũ.

Trò chơi mang lại nhiều tiếng cười

Với tính chất vui vẻ, kịch tính, trò chơi kéo co đã mang đến nhiều niềm vui cho cả người chơi và người cổ vũ, tạo không khí sôi động cho lễ hội và các dịp sinh hoạt chung của cộng đồng.

  • Ý nghĩa nổi bật của trò kéo co là thực hiện một nghi lễ cổ xưa vào mùa xuân. Nghi lễ này hướng đến niềm mơ ước về sự phồn thực, sinh sôi, cầu mong mưa thuận gió hòa để phát triển và trồng trọt.
  • Không chỉ ở nước ta mà nghi lễ này còn được thực hiện ở nhiều nền văn minh, đặc biệt là văn minh trồng lúa vùng Đông, Đông Nam Á như Campuchia, Philippines, Hàn Quốc.

Tại nước ta, trò kéo co xuất hiện và phổ biến nhiều nhất là ở các vùng trung du Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, Sở dĩ như vậy là bởi đây là những vùng đất định cư đầu tiên của người Việt cổ, là cái nôi đánh dấu sự phát triển rực rỡ của văn minh lúa nước. Ngoài ra, nghi lễ kéo co còn được phát hiện ở nhiều dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc như người Thái, người Tày, người Giáy…

Nên xem:   Tê tê là con gì? Có nên nuôi tê tê để lấy vảy hay không?

Mỗi vùng miền mang một đặc sắc riêng

trò chơi kéo co

Ý nghĩa của trò chơi kéo co ở các khu vực đa số giống nhau, nhưng nghi thức thực hiện ở mỗi nền văn hóa lại có sự khác biệt với nhau, do sự đa dạng về văn hóa mỗi vùng miền. Tiêu biểu như ở phường Thạch Bàn (quận Long Biên) thì người tham gia được chia ngồi 2 bên một cây cột gỗ lớn cắm chặt trên mặt đất. Cột này sẽ được xuyên lỗ và có dây luồn qua lỗ. Người chơi sẽ cầm dây này và kéo.

Còn ở làng Xuân Lai (Sóc Sơn) thì người chơi lại không kéo dây mà kéo cọc tre giống như tại Hàn Quốc.

Thời gian tổ chức kéo co thường là trong những lễ hội mùa xuân. Bởi nghi thức này đánh dấu một vụ mùa mới khi gieo trồng và thể hiện ước mong mùa màng bội thu, mưa gió thuận hòa. Trò chơi này thu hút rất nhiều sự chú ý của người tham gia lễ hội, bởi tính chất vui tươi, khỏe khoắn, ý nghĩa đặc biệt của nó.

Luật chơi kéo co

Kéo co thường được tổ chức tại sân đình hoặc nơi sinh hoạt chung của cả làng, xã. Dây dùng để kéo co thường là dây bằng song tre, dây gai dầu hoặc dây mây vừa chắc, vừa mềm dẻo.

Ở giữa đoạn dây sẽ được đặt mốc bằng một sợi dây lụa đỏ cho trọng tài và người xem dễ quan sát. Mỗi lượt chơi sẽ có 2 đội tham gia với số thành viên bằng nhau. Khi trọng tài ra hiệu lệnh bắt đầu thì các thành viên mỗi đội sẽ cầm thật chặt dây và kéo về phía mình. Đội nào kéo được sợi dây lụa đỏ về phía mình thì sẽ trở thành đội thắng cuộc.

Nên xem:   Lý giải tại sao lại gọi là cầu khỉ

Vì những ý nghĩa của trò chơi kéo co và tính lịch sử của nó trong văn hóa mà vào năm 2015, trò kéo co của Việt Nam đã được thêm vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận