Bò là một động vật nhai lại điển hình. Đây vốn là một tập tính của bò, do tập tính di truyền từ tổ tiên chúng để lại. Với những con bò khỏe mạnh, việc nhai lại sẽ giúp chúng hấp thu được tối đa dinh dưỡng từ thức ăn và dự trữ thực phẩm cho những lúc bị đói. Còn với những cá thể bị bệnh thì sẽ có hiện tượng bò chảy dãi khi nhai lại.
Mục lục nội dung
Nguyên nhân và cách điều trị bò chảy dãi khi nhai lại
Với những cá thể bò có dấu hiệu bị chảy dãi, đặc biệt là khi nhai lại thì rất có thể bò đã mắc bệnh viêm lợi hoặc viêm xoang miệng, gây ảnh hưởng đến quá trình nghiền nhỏ thức ăn, làm bò bị đau nhức, vận động cơ hàm khó. Sau đây là biện pháp khắc phục:
– Vắt nước cốt chanh hoặc nước khế để rửa xoang miệng cho bò, nếu không có thì có thể dùng tạm nước giấm thanh. Tiếp đó dùng bông thấm Xanh Methylen lau qua vết thương, kể cả ở miệng. Thực hiện 1 lần/ngày liên tục trong 5 ngày để giữ vết thương luôn sạch sẽ.
– Tiêm Ceftiofur hoặc Florfenicol vào bắp 1 lần/ngày liên tục trong 3-5 ngày.
– Dùng kết hợp các loại thuốc Cafein, Vitamin B1 và C tiêm bắp 1 lần/ngày liên tục trong 3- ngày để tăng sức đề kháng cho bò.
– Hòa Vitamin ADE và BComplex kết hợp với Vitamin C vào thức ăn/nước uống cho bò. Sử dụng 1 lần/ngày liên tục 10 ngày.
– Kết hợp làm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ bằng các dung dịch sát trùng đặc hiệu.
Cách phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng cho bò
Xem thêm: Khắc phục bò bị tiêu chảy
Với tình trạng bò chảy dãi khi nhai lại cũng có thể do nguyên nhân nhiễm ký sinh trùng và gây ra các bệnh nhiễm khuẩn, viêm nhiễm bên trong. Bà con cần chú ý thực hiện đầy đủ các bước phòng ngừa như sau:
– Phòng ngừa ngoại ký sinh trùng: sử dụng các loại thuốc diệt cỏ phổ rộng như Neuguvon hoặc Asuntol pha loãng trong dung dịch tắm hoặc xoa lên da bò. Dung dịch này bao gồm: 25g thuốc Neuguvon hòa với 1 lít nước, thêm vào 50ml dầu ăn và 20g xà phòng dạng bột. Cần lắc đều dung dịch trước khi sử dụng.
Các sử dụng khá đơn giản. Chỉ cần phun đều dung dịch lên cơ thể bò. Có thể dùng bình xịt phun sương để dung dịch dàn trải đều. Tốt nhất là khi bôi thuốc cần dùng bao tay. Trong quá trình bôi tránh để thuốc dính vào người.
– Phòng ngừa nội ký sinh trùng: dùng các thuốc mạnh như Levamisole, Tetramisole với các loại ký sinh trùng đường ruột. Đối với sán lá gan thì nên sử dụng Fasinex với liều lượng 1 viên/76kg thể trọng. Thuốc có thể dùng cho bò uống trực tiếp hoặc trộn vào thức ăn, tiêm vào vùng bắp theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
Những lưu ý khi vệ sinh chuồng trại
Để tránh tình trạng mắc các bệnh như bò chảy dãi khi nhai lại, nhiễm ký sinh trùng… thì việc tiêu độc khử trùng chuồng trại là rất quan trọng.
– Nên vệ sinh tất cả dụng cụ trong chuồng như máng ăn, máng uống… và cả môi trường chăn thả xung quanh của đàn bò.
– Nên định kỳ vệ sinh chuồng để tránh mùi hôi và vi khuẩn phát sinh. Ngoài ra còn phát quang cỏ dại, bỏ hết nước đọng và xử lý rác quanh chuồng. Diệt sạch các vật trung gian mang mầm bệnh như gián, chuột, muỗi, ruồi…
– Đảm bảo nguồn thức ăn và nước uống sạch sẽ, an toàn và đảm bảo vệ sinh.
– Theo dõi các cá thể trong đàn thường xuyên. Nếu bất cứ con nào có dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì phải cách ly sớm, tránh lây lan cho cả đàn. – Tuân thủ lịch tiêm vắc-xin cho cả đàn bò.
Câu hỏi
Nuôi 1 con bò được 6 năm, bò có biểu hiện chảy dãi ở miệng rất nhiều khi nhai lại. Ngoài ra không có hiện tượng gì
Theo chuyên gia Trương Văn Dung: Bò có biểu hiện bị bệnh viêm lợi, viêm xoang miệng. Cách khắc phục như sau:
+ Dùng nước khế, nước chanh hoặc nước dấm thanh rửa xoang miệng, sau đó dùng dùng XANH METHYLEN bôi lên vết thương ( kể cả ở miệng) 1 lần/ ngày/ 5 ngày.
+ Dùng thuốc CEFTIOFUR hoặc FLORFENICOL tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3-5 ngày. .
+ Dùng thuốc CAFEIN + VITAMIN B1, C tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3-5 ngày để trợ sức. .
+ Cho uống VITAMIN ADE và VITAMIN BCOMPLEX + VITAMIN C 1 lần/ ngày/ 10 ngày.
+ Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch thuốc SÁT TRÙNG
Hợp tác với 3N/VTC16