Điều trị khi lợn mệt mỏi, bỏ ăn, đi phân táo

Lợn là một trong những loại gia súc chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng thể ngành chăn nuôi nước ta. Tuy nhiên, cũng giống như đa số các loại gia súc, gia cầm khác, chúng cũng dễ dàng mắc nhiều chứng bệnh. Phổ biến nhất là các triệu chứng như mệt mỏi, lợn bỏ ăn, đi phân táo.

Điều trị khi lợn bỏ ăn, sốt nhẹ, liệt chân

lợn mệt mỏi

Khi đàn lợn có các hiện tượng như bỏ ăn, sốt nhẹ, liệt cả 4 chân, nằm choãi và lây lan nhanh, bà con cần hết sức chú ý. Tuy nhiên, không nên vội vàng kết luận nguyên nhân mà phải dựa vào những hiện tượng khác như ho, thở khó, bại liệt thì vùng móng hay khớp có sưng, viêm hay không để chẩn đoán chính xác bệnh.

Đối với trường hợp này, bà con cần tuân thủ phác đồ điều trị sau:

– Sáng dùng Amoxicillin tiêm cho lợn. Chiều tiêm các chế phẩm có Ceftiofur. Đây là 2 loại kháng sinh có hoạt phổ rất rộng và hiện nay các loại vi khuẩn chưa có hiện tượng kháng lại 2 loại kháng sinh này. Do đó, tuân thủ phác đồ này thì hiệu quả điều trị sẽ rất cao. Những thuốc này còn được sử dụng để điều trị các bệnh kế phát của các bệnh khác như lở mồm long móng hoặc bệnh tai xanh.

Nên xem:   Lợn bị bệnh viêm khớp sưng móng chân

– Dùng các vitamin để tăng đề kháng, trợ sức trợ lực như: Vitamin C + B1 + Cafein tiêm ngày 2 lần. Liều lượng tiêm tuân thủ theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

– Dùng điện giải Gluco-KC kết hợp với Multivit và thuốc cảm cúm, giảm sốt (như Para C) hòa với nước cho lợn uống tự do.

Phác đồ trên cần được duy trì điều trị liên tục trong vòng 5-7 ngày cho đến khi lợn khỏi hoàn toàn.

Điều trị cho đàn lợn mẹ con bị bại chân, tiêu chảy

Xem thêm: Dịch tả lợn châu Phi có nguy hiểm với con người?

Sau khi sinh, lợn nái có thể bị bại chân do do thiếu chất khoáng và vitamin A-D-E. Bà con cần thực hiện các bước chăm sóc lợn như sau:

– Nếu bị bại lâu ngày thì phải thường xuyên trở mình cho lợn. Chỗ nằm của lợn cần lót rơm rạ hoặc chất độn chuồng thành lớp dày.

– Dùng dầu nóng xoa bóp các khớp xương bị bại ngày 2-3 lần để tăng cường lưu thông máu.

-Trộn Premix khoáng kết hợp với viên vitamin Super A.D.E và Multivit vào thức ăn cho lợn ăn liên tục từ 10-15 ngày.

– Đặc biệt cần sử dụng thuốc bổ sung trực tiếp vào máu của lợn nái. Phổ biến nhất là dùng ít nhất 20ml Gluconatcanxi 10% hoặc 20ml Canxiclorua 10% tiêm chậm vào tĩnh mạch tai. Ngày tiêm 1 lần. Bên cạnh đó cần phải dùng Vitamin C + B1 + Cafein tiêm ngày 2 lần.

Nên xem:   Khắc phục hiện tượng dê gầy, xù lông, ăn kém

Với phác đồ như trên thì thời gian điều trị liên tục cho lợn nái là khoảng 7-10 ngày.

Với đàn lợn con bị tiêu chảy thì nguyên nhân có thể do nhiễm khuẩn E.Coli. Để khắc phục tình trạng này thì cần giữ ấm cho lợn con. Vì lợn con còn nhỏ (dưới 10 ngày) thì không nên tiêm thuốc mà cần áp dụng phác đồ như sau:

– Dùng một trong các loại thuốc Tetramycin hoặc Neotesol hoặc Flor 30 hòa với nước và bơm trực tiếp cho đàn lợn con ngày 2-3 lần.

– Dùng Super A.D.E kết hợp với Multivit bơm hoặc nhỏ vào miệng lợn con ngày 2-3 lần.

Với phác đồ trên thì thời gian điều trị cho lợn con sẽ kéo dài liên tục từ 1 – 2 tuần.

lợn mệt mỏi

Câu hỏi

Đàn lợn 10 con, 60 kg/con, 2 ngày nay, lợn có biểu hiện bỏ ăn, hơi sốt, đi phân táo màu đen, mệt mỏi, ủ rũ. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Chuyên gia Trương Văn Dung trả lời cho câu hỏi này như sau:

Cách khắc phục: kết hợp điều trị nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và nâng cao sức đề kháng như sau:

+ Dùng 1 trong các thuốc có hoạt chất sau:  Ceftiofur, Enrofloxacin, Florfenicol, Amoxycillin, Oxytetracyline , Doxycycline   tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 5 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Dùng thuốc Analgin cho tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3 ngày liền để giảm sốt.

+ Dùng thuốc Cafein + Vitamin B1, C tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3-5 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nên xem:   Lợn bị nổi mụn và sưng chân

+Dùng thuốc Sunfat Magie cho uống 1 lần/ ngày/ 3 ngày liền để chống táo bón

+ Cho uống chất điện giải Gluco-C 5 ngày liền

+ Bổ sung Men tiêu hóa sống và Vitamin ADE + Vitamin Bcomplex,khoáng chất Premix vào thức ăn cho ăn 1 tháng liền.

+ Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch thuốc sát trùng để diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

Video hướng dẫn

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận