Cách làm bơ ra hoa trái vụ, kỹ thuật kích cây bơ ra quả

Bơ là loại cây ăn trái chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ dưỡng. Đặc biệt tốt cho người già, trẻ em thậm chí cả phụ nữ mang thai. Trồng bơ đang là ngành đem lại lợi nhuận kinh tế cao đặc biệt là bơ ra hoa trái vụ.

Tuy nhiên trong lúc trồng không tránh khỏi tình trạng cây bơ không ra hoa. Ngoài ra, làm sao để bơ ra hoa trái vụ? Khi bơ không ra hoa, ra quả phải làm sao? Đây cũng là những câu hỏi được nhiều người tìm kiếm câu trả lời. Hãy cùng Niên Giám Nông Nghiệp tìm hiểu câu trả lời nhé.

Tổng quan về cây bơ

Cây bơ có tên Tiếng Anh là avocado một loại quả có nguồn gốc từ phía nam Mexico. Quả bơ có hình gần giống quả lê. Chúng thuộc dạng quả mọng và chứa một hạt lớn. Bơ hiện nay đang là loài cây ăn quả có giá trị kinh tế cao tương tự xoài, cam, táo,…

Quả bơ

Bơ là một loại cây gỗ thường xanh mọc cao trung bình từ 5 tới 15 mét. Các lá có hình elip tương đối dài. Hoa nhỏ màu lục và phân thành hoa đực và hoa cái. Thịt của quả có màu vàng lục đến vàng tươi khi chín và có độ sệt như phô mai. Các giống kém quả có thể bị xơ.

Bạn có thể mua bơ ở các cửa hàng tạp hóa hoặc các siêu thị. Giá bơ phụ thuộc vào loại cũng như thời điểm trong năm. Vào mùa bơ, giá bơ loại 1 vào khoảng 75.000-80.000 đồng một kg. Bơ loại 2, loại 3 sẽ rẻ hơn dao động từ 35.000- 50.000 đồng mỗi kg.

Thời điểm bơ trái vụ sẽ có giá khá cao cỡ khoảng 100.000 -110.000 đồng cho mỗi kg. Tuy nhiên thời điểm này bà con lại không có bơ để bán. Do đó cách làm bơ ra hoa trái vụ, cách làm bơ ra hoa vụ sớm và vụ muộn được rất nhiều bà con quan tâm. Hãy cùng Niên Giám Nông Nghiệp tìm hiểu tiếp nhé.

Cách làm bơ ra hoa trái vụ

Có nhiều cách để làm bơ ra hoa trái vụ. Cách đơn giản nhất là chọn giống bơ ra vụ sớm hoặc vụ muộn trái vụ tự nhiên. Ngoài ra nếu bà con đã có sẵn cây bơ thì có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc để bơ ra hoa trái vụ.

Chọn giống bơ trái vụ

Hiện tại trên thị trường cho một số giống bơ cho vụ sớm hoặc vụ muộn thậm chí là quanh năm. Với các giống bơ trên bạn chỉ cần chăm sóc bơ như bình thường, không cần áp dụng các biện pháp đặc biệt mà cây vẫn ra hoa trái vụ.

Nên xem:   Biện pháp làm tăng độ phì nhiều của đất, độ phì nhiêu của đất là gì?
Bơ ra hoa trái vụ: Giống bơ 034

Các giống bơ điển hình phải kể đến như: giống bơ 034. Đây là một giống bơ sáp dẻo, hạt nhỏ và cho quả dài chất lượng tốt. Giống bơ này một năm cho 2 vụ. Thời vụ của bơ rơi vào tháng 2 và tháng 6 dương lịch

Giống bơ Booth 7 cho vụ muộn vào tháng 9 và tháng 12 âm lịch. Quả bơ sáp dẻo rất được ưa chuộng. Ngoài ra còn có giống bơ Hass, bơ Reed cũng cho quả vào tháng 9 tới 12 âm lịch. Một giống bơ mới được phát triển gần đây với nhiều ưu điểm đó là bơ tứ quý cho quả quanh năm.

Cách chăm sóc bơ ra hoa trái vụ

Với những gốc bơ có sẵn nhưng bạn muốn cho bơ ra trái vụ so với vụ chính thì cần áp dụng một số biện pháp như sau.

Cách chăm sóc bơ ra hoa muộn hơn vụ chính

Bổ sung dinh dưỡng cho bơ

Bình thường sau khi thu hoạch bạn sẽ bón phân kích thích tăng trưởng của cây. Bơ sau khi ra được 2 đợt lộc sẽ ra hoa. Nếu bạn muốn ra hoa muộn hơn cần bổ sung thêm phân và kích thích cây ra ba đợt lộc trước khi ra hoa. Khi cây sinh trưởng mạnh sẽ làm chậm quá trình ra hoa.

Phân đạm là loại phân ưu tiên trong quá trình thúc đẩy cây sinh trưởng. Khi cần cây ra hoa thì bạn cần ức chế sự sinh trưởng và kích thích ra hoa. Khi đó bạn cần thay phân có hàm lượng cao bằng các loại phân có hàm lượng đạm thấp, hàm lượng kali và phân lân cao.

Sau khi sử dụng phân bón có thể sử dụng thêm một số thuốc phun kích hoa. Các loại thuốc phun phổ biến trên thị trường là KNO3 và Butrazole. Bạn có thể mua các loại thuốc này tại các cửa hàng bán thuốc cho nông nghiệp và phun theo đúng liều lượng ghi trên nhãn.

Các biện pháp khác

Ngoài ra trước thời điểm bạn muốn bơ ra hoa khoảng một tháng tiến hành khoanh vỏ cho bơ. Việc khoanh vỏ sẽ ức chế quá trình phát triển thân lá và kích thích ra hoa. Hoặc nếu thấy bơ ra hoa vụ chính thì cần bứt bỏ.

Ngày sau khi bứt bỏ tiến hành bón phân NPK theo tỉ lệ 2 đạm: 1,5 lân: 1,5 kali. Bón phân giai đoạn này vừa giúp cây hồi phục vừa giúp chuẩn bị ra hoa. Sau khi bón phân khoảng từ 1 tới một tháng rưỡi nữa thì cây sẽ ra hoa.

Sau khi cây ra hoa đoạn mới nhú thì bạn có thể sử dụng Flower 94 phun lên lá kích cho mầm hoa phát triển đều và tập trung hơn. Khi hoa sắp tắt thì bạn nên sử dụng Flower 95 sẽ tác động cho cây có hiệu quả tốt.

Cách chăm sóc bơ ra hoa trái vụ sớm hơn vụ chính

Bơ ra hoa trái vụ

Muốn bơ ra hoa sớm hơn vụ chính cũng không quá khó. Bạn cần chú ý một số điểm quan trọng sau: cho cây ra lá và bảo vệ lá tốt; bỏ đói cây; bón dằn kali vùng rễ. Lưu ý cuối cùng là phun thuốc hỗ trợ cây ra hoa và xử lý bông hoa.

Nên xem:   Cách trị nhện đỏ và côn trùng chích hút ở cây chanh dây
Bảo vệ đọt bơ

Khi bơ ra đọt mới lá non rất dễ bị tấn công bởi các côn trùng như sâu ăn lá, rệp, bọ xít muỗi, rệp trắng,… Nếu lá non của cây bơ mà bị các loại sâu bệnh tấn công sẽ ảnh hưởng tới khả năng phát triển khiến cây ra hoa muộn hơn.

Do đó muốn bơ ra hoa sớm vụ việc bảo vệ lá non là rất cần thiết. Bạn cần quan sát bơ thường xuyên để kịp thời xử lý khi xuất hiện sâu bệnh hại. Hoặc có thể phun dự phòng khi cây bơ đang ra đọt non

Các thuốc được sử dụng để phun phòng trừ bảo vệ đọt bơ như Trusul 550EC, AB 01. Bạn nên phun đều và cách một tuần phun một lần. Bắt đầu phun khi thấy đa số bơ đã nhú chồi dài khoảng 2-3 cm. Thông thường chỉ cần phun hai lần là đủ để bảo vệ đọt bơ.

Bỏ đói bơ

Bỏ đó cây tức là ngừng bón phân hữu cơ, phân đạm, phân lân. Thời điểm ngừng bón tốt nhất là khoảng 3 tháng trước thời điểm để cây ra hoa. Bỏ đói sẽ giúp kìm hãm sự phát triển của thân lá và kích thích cây ra hoa.

Bón dằn kali

Bón kali như một động thái giúp cây ra hoa. Bạn nên bón vào khoảng thời gian và hầu hết các đọt non mới mọc của bơ đã tương đối đầy đủ. Các lá có màu đỏ của đọt đã chuyển dần sang màu nhạt hơn và chuyển dần về xanh.

Lượng kali bón cho cây sẽ phụ thường vời độ tuổi cũng như đường kính cây. Bạn nên bón phân vào chiều tối tránh anh sáng mặt trời. Hoặc có thể tiến hành bón vào sáng sớm và tưới nước cho cây. Kali nên được rải đều trên đất quanh tán cây.

Phun thuốc hỗ trợ và xử lý hoa.

Sau khi xử lý các biện pháp bên trên, bơ bắt đầu ra hoa sớm được coi là thành công một nửa chặng đường. Các xử lý sau khi trong và sau khi ra hoa cũng rất quan trọng. Khi cây bắt đầu ra hoa cần phun thuộc thúc đẩy bơ phân hóa mầm hoa.

Có nhiều loại thuốc để giúp phân hóa mầm hoa giúp mầm hoa khỏe và cứng cáp hơn như Susu. Khi phun cần chú ý phun kỹ và ướt đều các mặt lá. Tiến hành phun hai lần cách nhau một tuần.

Vì sao bơ phát triển tốt nhưng không ra hoa ra quả?

Ngoài việc mong muốn cây bơ ra hoa trái vụ thì việc bơ không ra hoa cũng là một trong nhiều vấn đề người trồng bơ gặp phải. Vậy tại sao bơ phát triển rất tốt những lại không ra hoa?

Nên xem:   Hướng dẫn trồng Sơ Ri trong chậu

Có một số lý do khiến bơ không ra hoa. Phải kể đến đầu tiên đó là giống bơ chưa chuẩn. Một số cơ sở cung cấp giống bơ không uy tín có thể đã cung cấp giống bơ không đạt chất lương. Hoặc các gốc ghép bơ không đúng loại cũng có thể khiến bơ không ra hoa.

Lý do tiếp theo đó là do bơ sinh trưởng quá mạnh. Một trong những việc khiến cây sinh trưởng quá mạnh đó là bón quá nhiều phân thừa đạm và thiếu kali. Cây bơ mải hấp thu đạm và không phân hóa mầm hoa khiến cây không ra hoa.

Lý do khiến bơ không ra hoa đôi khi rất đơn giản là cây chưa đủ trưởng thành. Thông thường ngoài tự nhiên bơ sẽ mất khoảng 4 tới 7 năm phát triển trước khi ra hoa. Với các gốc ghép thì bơ sẽ ra quả trong khoảng 3-4 năm.

Ngoài ra thời tiết cũng là một yếu tố ảnh hưởng. Thời tiết biến động quá lạnh, quá khô hạn cũng khiến cho bơ bị ảnh hưởng. Tình trạng nghèo dinh dưỡng, đất bị bạc màu cũng khiến bơ không thể ra hoa được.

Biện pháp giúp cây bơ trổ nhiều hoa, sai quả

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà sẽ có một số biện pháp khác phục để bơ trổ nhiều hoa đậu nhiều quả. Đầu tiên đó là cần cân bằng lượng phân đặc biệt là đạm và kali hợp lý cho cây bơ. Không bón quá nhiều đạm.

Tiến hành cải thiện đất trồng bơ hàng năm. Bổ sung thêm phân hữu cơ, phần chuồng hoai mục, trùn quế,.. Các loại phân này vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa cải tạo tăng độ phì nhiêu cho đất.

Tiếp theo, bà con có thể tiến hành hãm khô, không tưới nước. Ngừng cung cấp nước sẽ giúp cây ngừng sinh trưởng sinh dưỡng và kích thích cây ra hoa. Ngoài ra có thể tiến hành khoanh cành, khoanh gốc.

Ngoài ra, các loại thuốc kích hoa nên được sử dụng như Paclobutrzol, ethephol, beta-NAA + NK + vi lượng. Bạn có thể dễ dàng mua thuốc này tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp.

Sau khi bơ đậu quả thì tình trạng xuất hiện đọt non mới sẽ khiến cây bơ không giữa được quả. Khi thấy đọt non giải đoạn này bà con nên sử dụng các thuốc ức chế đọt non. Thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay đó là MPK.

Bạn nên phun thuốc thành 2 tới 3 lần. Mỗi lần cách nhau từ hai tuần tới 2 tuần rưỡi. Đồng thời phổ sung thêm các loại phân bón hóa học như sunfat kẽm, magie sunfat hoặc phorat,..

Nhìn chung ngoài các giống bơ ra hoa trái vụ thì chúng ta vẫn có một số cách để giúp bơ ra hoa trái với vụ chính. Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý các biện pháp giúp cây bơ ra nhiều hoa, hoa đều.

Hy vọng những chia sẻ trên của Niên Giám Nông Nghiệp sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

4.3/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận