Trồng sả không yêu cầu nhiều vốn hay đòi hỏi các yêu cầu kỹ thuật, chuyên môn cao. Đặc biệt còn giúp bà con có được thu nhập ổn định trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trong quá trình trồng cây sả bị bệnh vàng lá, héo đầu là điều khiến người dân lo lắng.
Biểu hiện của bệnh này như sau
- Lá non bị quắp lại, cuốn dọc có màu vàng và héo rũ. Nguyên nhân do sâu đục vào thân làm vỡ, phá hỏng các mô dẫn nhựa.
- Lá xuất hiện nhiều đốm đen, các vệt nâu vàng. Hiện tượng này lây lan nhanh, khó kiểm soát.
Phương pháp điều trị
- Để cây sả luôn xanh tươi tốt, có khả năng chống chọi bệnh tật tốt. Bà con phải dọn dẹp vệ sinh khu vực trồng sả sạch, diệt cỏ dại thường xuyên, không cho các mầm bệnh có cơ hội sinh sôi.
- Lượng đạm khi dùng cần hợp lý, nếu không sẽ khiến cây bị héo. Cách để tăng sức đề kháng cho sả là phun các loại thuốc phòng các mầm bệnh. Ví dụ như: Vibasu, Light 700EC, Tasodant hoặc Marshal.
Ngoài căn bệnh phổ biến mà sả hay mắc phải ở trên, có khả năng sả còn mắc phải bệnh thối thân, thối rễ. Nguyên nhân chính do nấm ẩn chứa trong các loại cỏ hoang dại, nguồn đất ô nhiễm.
Biểu hiện rõ nhất của căn bệnh này là phần gốc, thân bị úng nước, thối, còn lá vàng và héo. Khi nấm xâm nhập, nếu gặp điều kiện môi trường thuận lợi như thời tiết quá nóng, lượng đạm bón nhiều… thì bệnh càng nặng. Sả chết rất nhanh chỉ trong thời gian cực ngắn.
Hi vọng với những chia sẻ về các loại bệnh trên, bà con sẽ biết cách phòng cũng như điều trị cây sả bị bệnh hiệu quả. Từ đó giúp sả luôn tươi tốt, đạt năng suất cao.
Câu hỏi
Lá cây sả xuất hiện chấm đỏ màu vàng, sau đó lan rộng thành vệt, vàng lá, rủ lá, có hiện tượng lây lan…
Tôi trồng 1 ha sả trên đất đồi được 5 tháng tuổi. Lá sả xuất hiện chấm đỏ màu vàng, sau đó lan rộng thành vệt, vàng lá, rủ lá, héo đầu lá, có hiện tượng lây lan. Hỏi chuyên gia nông nghiệp nguyên nhân và cách khắc phục?
Hợp tác với 3N/VTC16