Tìm hiểu một số cách nhân giống cây hồ tiêu

Trong kỹ thuật trồng cây hồ tiêu, việc lựa chọn giống tốt là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cũng như sức đề kháng của cây với bệnh tật. Thực tế, hồ tiêu có những cách nhân giống nào? Các bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

Từ xa xưa, hồ tiêu là một loại cây leo mọc dại trong rừng, thường thụ phấn nhờ sức gió, côn trùng. Sau khi được thuần hóa cũng như dưới bàn tay chăm sóc của con người, cây hồ tiêu có thể cho sản lượng lớn, mang đến hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, có nhiều cách nhân giống cây hồ tiêu nhưng phổ biến nhất có thể kể đến gồm có gây giống bằng hạt, bằng dây hom, chiết hoặc ghép.

1. Nhân giống bằng hạt

  • Phòng, chống hạn cho cây cà phê, hồ tiêu
  • Tại sao nên mua giống vật nuôi tại Viện chăn nuôi

Việc nhân giống cây hồ tiêu bằng hạt thường tạo ra giống mới có chất lượng tốt. Tuy nhiên, cách này đòi hỏi thời gian, cây con không đồng đều, lâu có trái.

Để thực hiện nhân giống hồ tiêu bằng hạt có hiệu quả, bạn hãy lưu ý lựa chọn giống từ cây hồ tiêu mạnh khỏe, chất lượng hạt to, đều nhau. Tránh việc sử dụng những cây mọc dại đem nhân giống thường tạo ra năng suất kém. Sau đó, bạn hãy bóc sạch lớp vỏ ngoài hong khô trong mát, lên líp gieo hạt. Sau khoảng 2-2,5 tháng, bạn hãy nhổ cây con cho vào bầu. Đến khi cây có 6-7 lá là có thể đem trồng được

Nên xem:   Tư vấn cách làm thịt lợn đực hết hôi

2. Nhân giống bằng hom

Thực tế, việc nhân giống cây hồ tiêu được áp dụng nhiều hơn bởi hiệu quả mà nó mang lại. Cách này dễ thực hiện, cho cây con chất lượng tốt, mang đặc tính bố mẹ.

Với hình thức này lại có hai loại là hom tiêu dây lươn và dây thân.

Với hom dây lươn, đây là dây mọc sát gốc, bò dưới đất, lóng dài. Thường cách thực hiện nhân giống từ dây này chậm cho trái, tỷ lệ sống thấp nhưng bù lại sẽ mang đến năng suất cao, ổn định. Khi thực hiện, bạn hãy lựa chọn khoảng  3 – 4 đốt từ các vườn > 4 năm tuổi không có triệu chứng bệnh. Sau đó, bạn cần phải cắt hết lá khi ươm.

Với hom dây thân, đây là dây giúp cây sinh trưởng mạnh, tỷ lệ sống cao, nhjanh cho trái, năng suất cao, ổn định nên là phương pháp được sử dụng nhiều. Khi thực hiện, bạn hãy chọn dây có tuổi 1-1,5 năm, cắt bỏ phần ngọn non, cắt cách gốc 25-30 cm, bỏ lá, 1 hom 3-4 mắt.. Khi cắt, bạn nên chọn những ngày khô ráo và dây được cắt ở vị trí 25 – 30cm cách mặt đất, chiều dài khoảng 30-40 cm. Sau đó, bạn hãy loại bỏ hết lá ở phía dưới bầu đất ươm và chỉ chừa lại 2/3 lá phần phía trên là được.

Hom tiêu cắt xong bạn hãy nhanh tay ngâm vào dung dịch NAA 500 – 1000 mg/1lít nước để kích thích cây nhanh ra rễ. Sau đó, bạn tiếp tục ngâm hom trong dung dịch thuốc VibenC 50 BHN, pha với nồng độ 0,1% trong 30 phút để khử trùng. Cuối cùng, khi xử lý xong, bạn có thể trồng trực tiếp ra vườn tiêu, che chắn kỹ lưỡng để giúp cây có thể sống được. Ngoài ra, bạn cũng có thể ươm cây hồ tiêu trong bầu để đảm bảo tỉ lệ sống cao hơn.

Nên xem:   Kỹ thuật nuôi heo rừng thuần chủng

3. Nhân giống bằng phương pháp chiết

Nhìn chung đây là phương pháp ít được sử dụng. Tuy nhiên, nếu quyết định sử dụng phương pháp này, bạn chỉ cần chú ý chọn cây hồ tiêu bố mẹ khỏe mạnh, khoảng 2-3 năm tuổi để đạt được hiệu quả cao nhất.

Từ khóa tìm kiếm

  • kỹ thuật ươm tiêu ác
  • Cay Ho Tieu
  • cay tiêu
  • uom tieu bang hat
  • huong dan uom tieu luon
  • https://thitruongnongnghiep com/tim-hieu-mot-so-cach-nhan-giong-cay-ho-tieu
  • cach triet cay ho tieu
  • cách chiết dây tiêu
  • cay hạt tiêu
  • kỹ thuật chiết tiêu
Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận