Cách nhận biết heo mắc bệnh đúng nhất

Trong chăn nuôi heo, việc heo bị bệnh luôn là điều khiến bà con không khỏi lo lắng bởi chỉ với một chút sơ suất thôi, dịch bệnh có thể lây lan khắp cả đàn cũng như dẫn đến tình trạng heo tử vong hàng loạt gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Tuy nhiên, nhận biết heo ốm lại là điều không hề đơn giản, đòi hỏi sự quan sát vô cùng tinh tế của bà con hàng ngày. Dưới đây là một số biểu hiện của heo khoẻ, heo bệnh giúp bà con có sự phân biệt tốt nhất.

1. Biểu hiện của heo khỏe mạnh

Có thể bạn cũng quan tâm: Chăn nuôi heo công nghiệp: “Hiệu quả kinh tế cao”

Heo khoẻ mạnh mang một số đặc trưng vô cùng cơ bản như sau:

– Heo khoẻ mạnh thường có những hoạt động vô cùng nhanh nhẹn, di chuyển thường xuyên. Khi heo di chuyển, bà con có thể thấy chân heo khá vững chắc, tai vểnh, lưng thẳng và đuôi vẫy vẫy.

– Heo khoẻ mạnh cũng thường ăn khoẻ, tham ăn. Khi được ăn, heo thường ăn nhanh, có vẻ ngon miệng. Mỗi khi đến giờ cho ăn, heo thường phá chuồng, kêu la ầm ĩ cho đến khi được ăn thì thôi.

– Về bề ngoài của heo khoẻ, bà con có thể dễ dàng nhận thấy heo sở hữu bộ lông khá mượt và mềm. Mũi của heo có màu đỏ đặc trưng, có cảm giác ướt át.

Nên xem:   Chữa trị vịt bị viêm nhiễm ở mép mỏ và mắt như thế nào?

– Hàng ngày, khi dọn dẹp chuồng heo, bà con hãy chú ý thêm đến phân heo sao cho đảm bảo được một số yếu tố như màu sắc ổn định, phân không quá khô hay quá ướt, nước tiểu nhiều và trong.

2. Biểu hiện của heo bệnh

Nếu như heo khoẻ có những biểu hiện nhất định thì heo bệnh cũng vậy. Khi thấy heo có một số biểu hiện dưới đây, bà con cần chuẩn bị các biện pháp trị bệnh cho heo ngay lập tức.

– Thay vì vận động nhanh nhẹn, heo bệnh chỉ nằm im một chỗ, đi lại chân không vững. Đôi khi, nếu heo sốt quá cao, trên 40 độ C, heo sẽ không muốn di chuyển, ngay cả khi chạm vào thì heo cũng không có phản ứng gì.

– Mũi heo thường khô, nóng, bầm đen thay vì có màu đỏ đặc trưng như thông thường. Bên cạnh đó, heo nằm mắt lim dim hoặc nhắm nghiền.

– Heo bị bệnh thường kèm các biểu hiện như tiêu chảy hay táo bón, phân heo có mùi hôi. Heo cũng đi tiểu ít hơn, nước có màu đỏ thay vì màu vàng.

– Heo thở nhanh, dồn dập hoặc ngược lại sẽ thở chậm hoặc đứt quãng, hơi thở không được đều.

– Heo kém ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn.

3. Chăm sóc heo bệnh đúng cách

– Ngay khi phát hiện heo mắc bệnh, việc đầu tiên mà bà con cần thực hiện là tiến hành cách ly heo ra khỏi khu vực nuôi để tránh việc dịch bệnh có thể lây lan trên diện rộng.

Nên xem:   Lợn chết đột ngột, nguyên nhân và cách trị

– Nơi nuôi dưỡng heo bệnh cần thật thoáng mát, yên tĩnh, tránh mưa tạt hay gió mùa.

– Do heo bệnh dễ bỏ ăn nên bà con hãy cho heo ăn một số loại thức ăn dễ tiêu hoá như cháo, rau mềm.

– Trong trường hợp heo sốt quá cao, bà con có thể chườm đá hoặc dùng giấm nóng chà xát lên thân heo.

– Tuỳ vào việc heo mắc bệnh gì mà bà con cần có giải pháp điều trị thích hợp. Thế nên, bà con có thể xin ý kiến của các chuyên gia thú y.

Từ khóa tìm kiếm

  • nhận biết bệnh của heo qua nước tiểu
  • cach nhan biet heo benh
  • lon bo an bi om
  • lon bi bênh dep to
  • làm sao de biet heo cảm và cach nhan biet các benh của heo
  • làm sao biết heo bị sốt
  • cach phan biet heo bi tieu chay
  • cach nhan biet tat ca cac benh cua heo
  • Cach nhân biêt lơn khog khoe manh
  • Cach nhan biet heo con bi benh
Rate this post

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận