“Vườn đậu rồng nhà tôi trồng được 4 tháng. Nửa tháng nay, trên lá cây đậu rồng xuất hiện những hạt mụn kèm với đó là hiện tượng rụng hoa, rụng quả. Mặc dù tôi đã tìm nhiều cách khắc phục nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng trên. Cho hỏi phải làm sao?”.
Để giải đáp câu hỏi này, chúng tôi đã liên hệ với TS Đinh Văn Đức và được ông giải đáp khá chi tiết. Từ nguyên nhân đến cách phòng ngừa, khắc phục vấn đề đậu rồng rụng hoa. Bà con hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Mục lục nội dung
Nguyên nhân cây đậu rồng bị rụng hoa, rụng quả
Theo đó, có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau dẫn đến hiện tượng cây đậu rồng bị rụng hoa, rụng quả.
- Thứ nhất, nguyên nhân hàng đầu gây rụng hoa, rụng quả chính là do cây đậu rồng thiếu hoặc mất sự cân bằng các chất dinh dưỡng.
- Thứ hai, cây đậu rồng bị rụng hoa, rụng quả cũng có thể do nấm bệnh gây hại hoặc do điều kiện thời tiết, khí hậu bất lợi… Những tác nhân này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và đậu quả của cây đậu rồng.
- Thứ ba, do sức sống của hạt phấn quá yếu, quá trình thụ phấn ở cây đậu rồng không được hoàn thành.
Ngoài ra, TS Đinh Văn Đức còn nêu thêm một số trường hợp cụ thể như sau:
– Nếu như phát hiện ở lá cây đậu rồng có những hạt mụn màu cam thì chứng tỏ cây đậu rồng bị nấm ký sinh, khi dùng tay gẩy, hạt mụn bật đi, không làm ảnh hưởng gì đến lá đậu rộng. Thông thường, khi gặp trường hợp này bà con đừng quá lo lắng, vì đa phần đây là nấm có ích sẽ hỗ trợ diệt sâu non của bọ phấn, giúp quá trình thụ phấn của cây đậu rộng được diễn ra suôn sẻ hơn.
– Trong trường hợp ở lá cây đậu rồng xuất hiện hạt mụn mà dùng tay gẩy đi mà thấy lá bị rách, bị tổn thương thì có lẽ cây đậu rồng có nguy cơ mắc bệnh gỉ sắt.
Thêm vào đó, trường hợp cây đậu rồng rụng hoa, rụng quả còn do bà con sử dụng các loại thuốc hóa học với nồng độ, liều lượng quá cao.
Giải pháp khắc phục cây đậu rồng rụng hoa, rụng quả
Để khắc phục tình trạng cây đậu rồng rụng hoa, rụng quả, bà con có thể áp dụng theo những biện pháp dưới đây:
– Bón phân: Khi cây đậu rồng chuẩn bị vào thời kỳ ra hoa, bà con nên tăng cường bón phân lân. Khi bắt đầu kết quả thì bà con chuyển sang tập trung bổ sung đạm và kali. Bên cạnh việc bón phân cho gốc, bà con cũng nên kết hợp sử dụng các loại phân bón lá.
– Tưới nước: Duy trình một chế độ cung cấp nước hàng ngày cho cây đậu rồng một cách thích hợp nhất. Vì điều này không chỉ giúp cây đậu rồng phát triển tốt mà còn giúp cây hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng. Đặc biệt, trong thời kỳ cây đậu rồng ra hoa, đậu quả, bà con nên đảm bảo rằng cây không bị thiếu nước, khô cằn. Vì ở giai đoạn này cây đậu rồng rất nhạy cảm, nếu thiếu nước sẽ rất dễ rụng hoa, rụng quả.
– Sử dụng các chế phẩm sinh học Nano: Những chế phẩm này có kích cỡ phân tử có thể nói là siêu nhỏ, dễ dàng thẩm thấu nhanh qua các lỗ khí thổ, giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết, kịp thời cho cây đậu rồng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nên sử dụng với nồng độ chuẩn.
Đậu rồng bị bệnh gỉ sắt
Nếu vườn đậu rồng của bà còn bị bệnh gỉ sắt thì bà con nên sử dụng Copper Hydroxide hoặc Difenoconazole/Propiconazole để phun cho cây. Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu quả tốt nhất, bà con nên đọc kỹ hướng dẫn từ nhà sản xuất.
Trường hợp phát hiện đó là nấm có ích thì không cần phải lo lắng. Cứ để nấm phát triển bình thường vì nó hỗ trợ quá trình thụ phấn của cây được diễn ra tốt nhất.
Trên đây là một số chia sẻ gửi đến bà con về nguyên nhân cũng như cách khắc phục cây
đậu rồng rụng hoa, rụng quả. Hy vọng rằng, những chia sẻ này sẽ giúp ích được bà con trong việc canh tác và tăng năng suất vườn đậu rồng. Chúc bà con có một vụ mùa đậu rồng bội thu.Câu hỏi
Trồng trọt | Cây đậu rồng trồng được 4 tháng. Có biểu hiện trên lá xuất hiện những nốt mụn màu cam, rụng hoa, rụng quả. Bị nửa tháng nay. Đã phun nano đồng và nano bạc + metalaxyl + mancozeb + thuốc trừ rầy , rệp. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Trồng trọt | Với câu hỏi trên, TS Đinh Văn Đức đã tư vấn như sau:
– Nếu thấy cây có nốt mụn màu cam ở mặt trên hoặc dưới lá, dùng móng tay gẩy ra, mà thấy mụn bật đi, không ảnh hưởng đến mặt lá, thì cây đậu rồng đã bị nấm ký sinh, nấm có ích để diệt sâu non của bọ phấn.
– Còn nếu gẩy mụn đi mà thấy gây hại cho lá thì cây đã bị bệnh gỉ sắt
– Cây bị rụng hoa, rụng quả là do sử dụng thuốc hóa học với nồng độ quá cao
– Hoặc cây bị bọ phấn gây hại: dùng một trong các thuốc ABAMECTIN hoặc AZADIRECTIN hoặc ACETAMIPRID + BUPROFERIN hoặc THIAMETHOXAM phun cho cây
– Nano Bạc Đồng khi phun cần phun với nồng độ chuẩn
– Nếu là bệnh gỉ sắt, phun COPPER HYDROXIT hoặc DIFENOCONAZOLE hoặc PROPICONAZOLE cho cây
– Nếu là nấm ký sinh thì không được phun, mà cần bảo vệ nấm