Cắt tỉa cành na vào tháng mấy ? Kỹ thuật cắt tỉa cành cây na

Để cây na luôn mang lại năng suất, lợi nhuận cao đòi hỏi người trồng phải chăm sóc kỹ lưỡng. Đặc biệt nhất là công đoạn cắt tỉa cành cây na. Bởi, nếu không thực hiện đúng thời điểm thì na sẽ chậm ra quả, thậm chí mất mùa.

Thời gian cắt cành hợp lý

cắt tỉa lá cho cây na

 

Cắt cành một cách vô tội vạ, thiếu hiểu biết sẽ vô tình làm giảm năng suất của cây. Dưới đây là một số nguyên tắc khi thực hiện, bạn cần lưu ý.

  • Không nên cắt tỉ lá cây vào mùa mưa, vì lúc này na đang có sức ra lá liên tục. Giai đoạn tốt nhất để cắt là tháng 10,11 (đầu hoặc giữa mùa khô).
  • Các cành bị sâu, nấm phải đem đốt, vứt xa, để tránh lây lan cho cây khỏe mạnh.
  • Sau khi thu hái quả, bà con nên loại bỏ bớt cành lá cũ đi, tạo tán cho thoáng đãng. Như vậy, cây sẽ tích trữ được năng lượng để bắt đầu một mùa đậu quả mới.
  • Để hạn chế, ngăn ngừa sâu bệnh phải cắt hết lá ở các nhánh nhỏ, đốt, các cành mảnh mai, thiếu sức sống.
  • Cắt tỉa lá, cành xong cần vun gốc, bón phân hữu cơ ủ hoại, phân chuồng. Mục đích giúp kích thích cây ra mầm, lá mới.

Kỹ thuật cắt tỉa cành cây na

Để na có thể phát triển tốt và cho ra nhiều trái thì cắt tỉa cành cây na là điều không thể thiếu khi trồng. Có rất nhiều bạn lo sợ cắt cành na sẽ khiến cây không thể phát triển. Tuy nhiên suy nghĩ này là hoàn toàn sai lệch. Nếu đốn cành khoa học còn có thể thúc đẩy sự phát triển của cây na một cách hiệu quả.

Nên xem:   Cây ổi bị bệnh ghẻ quả: Nguyên nhân và cách khắc phục

Vật dụng dùng để cắt tỉa cành cây na

Một trong những điều quan trọng không thể thiếu khi cắt tỉa cành cây na đó là phải lựa chọn dụng cụ phù hợp. Để cắt tỉa cành na các bạn nên chuẩn bị một số vật dụng cần thiết sau đây:

  • 1 chiếc máy cắt cành: được sử dụng để cắt những cành na ở trên cao
  • Kéo cắt cành: cắt những cành ở thấp và không quá lớn. 
  • Thuốc chuyên dụng dùng để bôi vào vết cắt sau khi đã hoàn thành.

Đối với những cây na đã già yếu, nhiễm bệnh

Các bạn nên cắt cách gốc khoảng 100 cm. Nên sử dụng kỹ thuật cắt nghiêng nếu dùng máy cắt. Còn nếu sử dụng kéo các bạn cũng nên cắt nhanh và gọn. Tuỳ vào mức độ sâu bệnh của cây mà các bạn có thể đốn cành hoặc cắt đau. 

Sau khi cắt xong, sử dụng dung dịch chuyên dụng để bôi lên vết cắt. Việc này giúp phòng trừ sâu bệnh gây hại.

Việc cắt tỉa cành đối với những cây na nhiễm sâu bệnh là một việc làm vô cùng cần thiết. Nó giúp loại bỏ những cành bệnh, tập trung chất dinh dưỡng để nuôi những cành khoẻ mạnh khác. 

Đối với những cây vẫn còn khoẻ mạnh, nhiều cành lá

Không giống với những cây nhiễm sâu bệnh, cắt bỏ cành ở những cây vẫn còn khỏe mạnh sẽ giúp cây nuôi quả được hiệu quả hơn. Chúng ta nên cắt bỏ những cành cây bị khuất sáng, thường xuyên không quang hợp được do ánh nắng không chiếu đến. 

Chú ý: cả 2 trường hợp trên, các bạn không nên cắt quá nhiều cành lá của cây. Chỉ nên cắt số lượng cành nhỏ hơn 25% số cành của cây. Nếu cắt quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến sức sống của cây.

Nên xem:   Sầu riêng bị cháy múi - sầu riêng bị sượng phải làm sao?

Một số lưu ý khi tiến hành cắt tỉa cành cây na

  • Chọn những cành na nặng trĩu xuống gần đất, bởi những cành này dễ gây nhiễm bệnh hơn.
  • Nên đốn cây vào mùa khô, không nên đốn vào mùa mưa ẩm ướt. Bởi với điều kiện thời tiết như vậy rất dễ gây sâu bệnh cho cây.
  • Trước khi cắt tỉa cành, chúng ta nên lựa chọn những cành cây xấu để cắt bỏ. Sao cho sau khi đốn tạo thành một khung cây phù hợp. Có 4 cành chính hướng ra bốn phía khác nhau.

Kinh nghiệm trồng na năng suất

Xem thêm: Kỹ thuật ươm hạt đu đủ

Trước khi trồng bất cứ loại cây ăn trái nào, bà con cần nắm rõ đặc tính của nó. Như vậy, quá trình chăm sóc sẽ gặp ít khó khăn hơn. Ngoài ra, bản thân biết cách chủ động phòng ngừa các mầm bệnh.

  • Cây na sinh trưởng tốt ở loại đất có độ ẩm vừa phải. Chúng có thể thích nghi được trong thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, lại dễ chết khi đất quá ẩm, ngập úng. Do vậy, bà con nên trồng cây ở nơi đất khô ráo, thoáng.
  • Đất phù sa, đất thịt giàu dinh dưỡng nếu trồng na sẽ đạt năng suất vượt trội.
  • Một năm bón khoảng 25kg phân chuồng, chia làm 3 đợt, bón đầu mùa mưa và sau thu hái.
  • Na dễ bị rệp, vì thế cần xịt thuốc phòng ngừa. Các loại thuốc nên dùng như: Mipcin, supracid… Chú ý, khi sắp thu hoạch, không nên phun nữa tránh gây ảnh hưởng sức khỏe người mua.

Chọn giống na tốt

cắt tỉa lá cho cây na

 

Đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của mùa vụ. Phần lớn, người dân trồng na hiện nay thường chọn giống thông qua việc gieo hạt.

Nên xem:   Xử lý cây chanh dây bị rụng hoa và quả

Trước tiên, chọn các quả na hội tụ nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Cây có nhiều quả, quả phải to, mập.
  • Ưu tiên chọn quả nằm ngoài phần tán cây, vì chúng có “sức đề kháng”cao, ít sâu bệnh.
  • Chọn quả giống trong vụ mùa chính.
  • Để lấy hạt giống, bạn chỉ cần tách vỏ lấy hạt đơn giản. Muốn hạt na nhanh lên mầm non, phát triển nhanh. Bạn nên chà xát hạt để vỏ hơi nứt nhẹ.
  • Ngoài cách trồng bằng hạt, nhiều hộ dân áp dụng hình thức ghép cây.

Cây na cho quả giàu vitamin, chất xơ và năng lượng. Trên thị trường giá na luôn cao. Nhu cầu của người mua cũng rất lớn. Vì thế, trồng na giúp bà con thoát nghèo, làm giàu nhanh chóng. Nếu bà con đang có ý định trồng na, trước tiên cần trau dồi cho mình kiến thức, kinh nghiệm nhất định.

Câu hỏi

500 cây na 3 năm tuổi đang ra lá. Hỏi vào thời điểm nào thì nên cắt lá tỉa cành ?

TS Đinh Văn Đức đã có câu trả lời cho câu hỏi này như sau: Đối với cây na, hiện nay đang là mùa Đông lạnh nên cây hầu như rụng hết lá. Do năm nay rét muộn và mưa nhiều nên hiện nay cây vẫn còn lá, thậm chí một số cây trẻ, sung sức vẫn ra lá.

– Vì vậy, sau tiết lập xuân khoảng 15 – 20 ngày, thì anh Hiển dùng kéo cắt sạch đầu cành từ 15 – 20 cm (cắt hết lá đầu cành và đốt để diệt sâu bệnh),

– Đồng thời bón khoảng 20-30 kg phân chuồng và 1,0-1,5 NPK trên 1 gốc cây; tiếp đó phun KÍCH PHÁT TỐ HOA TRÁI THIÊN NÔNG để cây phân hóa mầm hoa và ra hoa tốt.

Hợp tác với 3N/VTC16

Video hướng dẫn

4.5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận