Trâu có chửa nhận biết như thế nào? Chúng có những biểu hiện gì đặc biệt? Việc phát hiện sớm sẽ giúp bà con có biện pháp bảo vệ cũng như chăm sóc hợp lý cho vật nuôi.
Phương pháp chẩn đoán
Để nhận biết trâu có chửa hay không, bà con quan sát ở bụng có to ra bất thường hay không. Hơn nữa, tứ chi sẽ phù lên mỗi ngày. Đặc biệt, ở vú đã xuất hiện tuyến sữa.
- Sở nắn: Với những con trâu thành bụng có kích thước mỏng rất dễ nhận ra được đầu, cổ của bào thai. Bà con chỉ cần dùng tay ấn, sở vào chỗ lõm phía dưới thành bụng sẽ biết được. Lưu ý thực hiện vào sáng sớm lúc trâu còn đói để chính xác nhất.
- Với trâu đã có chửa từ 6 tháng trở lên, người nuôi có thể nghe được tim thai. Vị trí nghe nằm ở dọc lưng hoặc bên hông, thành bụng. Tim thai con đập nhanh hơn tim mẹ gấp 2 lần.
- Quan sát âm đạo cũng là cách giúp bà con chuẩn đoán chính xác.
+ Tháng đầu tiên cổ tử cung vẫn còn nhỏ, đóng kín, màu sắc âm đạo nhợt nhạt, khô.
+ Tháng thứ hai, âm đạo ra nhiều dịch nhờn nhớt, tử cung vẫn đóng khít.
+ Tháng thứ ba, bốn: Âm đạo sưng to, ra nhiều dịch màu trắng đục.
Kinh nghiệm dân gian
Bên cạnh nhận biết trâu có chửa qua các biện pháp kỹ thuật. Bà con có thể theo dõi, bằng kinh nghiệm dân gian đã có từ lâu. Cụ thể như sau:
- Trâu ăn nhiều, bụng to tròn, tăng cân nhanh
- Trâu uống nhiều nước, dễ bị khát
- Bầu vú căng, hồng phát triển vượt trội theo từng ngày, từng tháng
- Hai chân sau đi dạng hàng, bước chậm chạp, đuôi hay vểnh
- Âm hộ sưng to, đỏ sậm, dịch nhầy ở âm đạo ra nhiều
- Theo dõi thời gian trâu động dục, phối giống. Trường hợp sau nữa tháng trâu không động dục nữa, có thể đã thụ thai.
Câu hỏi
Sau khi phối giống, nếu trâu có chửa sẽ có những biểu hiện như thế nào? Và làm sao để xách định chính xác trâu đã có chửa sớm nhất để có biện pháp chăm sóc phù hợp?