Phòng trị bệnh đốm “mắt cua” trên cây mồng tơi

Mùa mưa là thời điểm các loại rau hoa màu rất dễ mắc bệnh. Nếu không có biện pháp đề phòng và diệt trừ tận gốc từ sớm, bà con có thể đối mặt với nguy cơ thất thoát sản lượng nghiêm trọng. Một trong những bệnh hại thường thấy nhất ở rau mồng tơi là mồng tơi bị đốm mắt cua.

bệnh đốm "mắt cua" trên cây mồng tơi

Bệnh đốm mắt cua còn có tên gọi khác là bệnh đốm nâu. Bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng nhất vào mùa mưa. Nguyên nhân của bệnh được xác định là do nấm Cercosspora sp. gây ra, tấn công nhiều nhất ở lá và thân mồng tơi.

Đối với lá: xuất hiện các đốm nhỏ hình tròn, màu nâu tím hoặc sậm. Bệnh càng nghiêm trọng thì kích thước đốm này càng lớn, đường kính của chúng dao động từ 2-4mm. Phần giữa đốm có màu trắng, xung quanh viền màu tối như nâu, tím… Những đốm này liên kết với nhau tạo thành mảng, khiến lá rau bị rách tơi tả, lá nhỏ, cây còi cọc. Bệnh gây hại nặng nhất trên lá bánh tẻ và lá già.

bệnh đốm "mắt cua" trên cây mồng tơi

Đối với thân: bệnh phát triển thành đốm nâu nhỏ. Các vết này hơi lõm nhẹ vào trong, khiến thân cây phát triển chậm, sức leo kém.

Nấm Cercosspora sp. có thể tồn tại rất lâu trên tàn dư của cây bệnh. Nguy hiểm hơn, nếu bà con không làm sạch, tiêu độc khử trùng cho đất thì chúng có thể lây lan sang vụ sau. Càng gặp thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, chúng càng hoành hành mạnh hơn. Khi lá mồng tơi đã xuất hiện đốm thì không chữa được, chỉ có thể phun thuốc diệt trừ khi lá mới chớm bệnh.

Nên xem:   Kỹ thuật khoanh vỏ để cây vú sữa ra hoa đậu quả

Để ngăn ngừa và điều trị sớm mồng tơi bị đốm mắt cua, bà con nên sử dụng các thuốc gốc đồng chứa hoạt chất Fosetyl Aluminium, Benomyl, Mancozeb,… Ngoài ra cần thu gom xử lý tàn dư cây bệnh, tránh lây lan sang cả vườn.

bệnh đốm "mắt cua" trên cây mồng tơi

Câu hỏi

Rau mồng tơi bị đốm mắt cua thì phải dùng thuốc gì để phun xịt?

Video hướng dẫn

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận