Phương pháp đánh bầu đào lên chậu mà không bị chết

Dân trồng cây chuyên nghiệp luôn chia sẻ với nhau những bí kíp để đánh bầu đào lên chậu mà không làm chết cây. Dưới đây là các bước thực hiện mà bạn có thể tham khảo.

Bứng cây ra khỏi chậu cũ

đánh bầu đào

Đây là bước đòi hỏi sự khéo léo và nhẹ tay hết mức có thể. Tuyệt đối tránh việc lay gốc, đào xới quanh gốc hay cầm gốc nhổ bật cây lên. Những cách đó chỉ khiến bộ rễ cây bị đứt và cây bị yếu, chết. Cách tốt nhất là đặt chậu xuống nền đất, giữ chặt miệng chậu và nghiêng chậu về phía trước, sau đó đẩy tới lui nhanh liên tục. Nên xoay các phía chậu để đẩy như vậy thì đất trong chậu sẽ dần tách khỏi thành trong chậu.

Lúc bầu cây đã rời ra thì chỉ cần đổ nhẹ hoặc dùng tay nhấc nhẹ lên. Nếu cây quá to thì nên có 2 người cùng phối hợp làm.

Gọt bớt rễ

đánh bầu đào

Bà con chuẩn bị dao sắc, tiệt trùng sẵn để cắt xung quanh và ở đáy bầu cây. Nên cắt gọn, dứt khoát, không làm dập rễ. Về sau, chính từ những vùng rễ bị cắt sẽ hình thành nên nhiều chùm rễ non mới, giúp cây phát triển mạnh và khỏe hơn.

Không nên dùng que nhọn để cào bớt đất trong bầu cây ra, vì như vậy có thể khiến cho rễ bên trong bị dập nát, thối…

Nên xem:   Trị bệnh héo xanh vi khuẩn trên khoai lang Nhật

Trồng lại bầu cây vào chậu mới

đánh bầu đào

Lựa chọn chậu có kích thước phù hợp với rễ, chú ý xem chậu mới đã có lỗ thoát nước hay chưa. Càng nhiều lỗ thoát nước càng tốt. Lót sẵn đất trồng rồi nhẹ nhàng đặt bầu cây vào chậu, sau đó lấp đất lên và dùng tay ấn nhẹ nhàng để tạo độ vững chắc cho gốc.

Trên đây là những bước cơ bản để đánh bầu đào lên chậu mà không khiến cây bị yếu hay chết. Bà con có thể áp dụng cách trên cho mọi loại cây cảnh và cây trồng chậu.

Câu hỏi

Khi đánh bầu đào lên chậu, sau 1 ngày thì bị héo. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Video hướng dẫn

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận