Bọ cánh cứng gây hại khiến cây sầu riêng bị héo lá, kém năng suất, dễ bị chết. Chúng là kẻ phá hoại số 1 mà bà con nông dân phải cảnh giác tìm cách tiêu diệt.
Các chuyên gia nông nghiệp khuyên bà con trước khi sầu riêng ra hoa, đậu quả cần phải ngăn ngừa, xử lý bọ cánh cứng ngay. Như vậy sẽ bớt thiệt hại hơn trong mùa vụ. Thực hiện những biện pháp dưới đây để trị bọ cánh cứng dứt điểm:
- Thường xuyên đi bắt bọ cánh cứng bám vào cây vào ban đêm, phương pháp thủ công này tuy mất nhiều thời gian, công sức nhưng mang lại hiệu quả triệt để.
- Sử dụng phân chuồng ủ hoai mục hoặc ủ với nấm TRICHODERMA bón cho cây
- Dùng đạm thực vật và vôi bón ít nhất 2 lần trong năm vào đầu – cuối mùa mưa. Lưu ý sau khi bón vôi phải cách từ 2 – 3 tuần mới bón sang loại phân khác. Ví dụ như Lân, N, P, K…
- Phải đảm bảo chế độ thoát nước tốt cho sầu riêng, để vườn cây khô thoáng.
- Tỉa cành tạo tán hàng tháng, hàng quý, năm…
- Sử dụng thuốc Difenoconazole/Propiconazole/Propineb/Cmlorothalonil… để phun ít nhất 2 lần cho cây, cách nhau 7 ngày để triều trị nếu cây bị nấm.
Bọ cánh cứng gây hại sầu riêng nếu ở mức độ ít bà con có thể áp dụng hình thức thủ công để diệt trừ. Tuy nhiên, nếu chúng xuất hiện quá dày đặc thì cần dùng thuốc. Một số loại có chứa độc tố thấp nên sử dụng như:
- DINOTEFURAN
- NITENPYRAM
- ETOFENPROX
- CLOTHIANIDIN
Thời điểm tốt nhất để phun là buổi sáng sớm và chiều tối, như vậy hoa sẽ không bị ảnh hưởng và nâng cao tỷ lệ đậu quả.
Câu hỏi
Cây sầu riêng đang nở hoa, có bọ cánh cứng ở trên bông, ăn nhị hoa, ăn lá, bị 2 ngày nay, chưa dùng thuốc gì. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
TS Đinh Văn Thành cũng có câu trả lời cho câu hỏi này như sau: Với các cây ăn quả thì cần kiểm tra vào thời gian ngay trước khi cây ra hoa để trừ sâu hoặc bệnh một lần. Còn nếu không làm được như vậy mà đến lúc ra hoa, có bọ cánh cứng phá hại hoa thì bắt buộc phải phun bằng các thuốc có độ độc thấp như DINOTEFURAN hoặc NITENPYRAM hoặc ETOFENPROX hoặc CLOTHIANIDIN và phun vào chiều tối hoặc sáng sớm để hạn chế ảnh hưởng đến hoa.
Hợp tác với 3N/VTC16