Nếu những hộ trồng cây lương thực bị ảnh hưởng bởi thời tiết và năng suất hạn chế thì mảng chăn nuôi có tỉ lệ ổn định cao hơn nhiều. Đặc biệt, mảng chăn nuôi bò thịt, bò sữa đang được nhiều hộ nông dân ưu tiên bởi giá sữa, thịt luôn ở mức cao, hiệu quả kinh tế mang lại rất đáng kể.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, người nông dân cũng phải đối mặt với nhiều loại bệnh trên loài gia súc này, đặc biệt là bệnh viêm khớp.
Mục lục nội dung
Nguyên nhân và triệu chứng khi bò bị viêm khớp
Có rất nhiều nguyên nhân khiến đàn bò dễ bị viêm khớp. May mắn là bệnh này không có tính chất lây lan như các bệnh do vi khuẩn, virus. Nhưng vì cả đàn bò có môi trường sống và chế độ dinh dưỡng giống nhau nên tỉ lệ mắc bệnh cũng khá cao.
Bệnh viêm khớp có thể xảy ra ở cả bò thịt và bò sữa. Thông thường, bò sữa được nuôi nhốt trong chuồng trại, ít vận động, máu huyết lưu thông kém thì sẽ dễ mắc bệnh viêm khớp hơn. Sau đây là một số nguyên nhân khác:
– Bò bị ngã, gây tổn thương ở các khớp, xây xát, tạo vết thương hở mà chủ nuôi không để ý. Từ đó tạo thành ổ vi khuẩn gây viêm khớp.
– Bò bị kế phát các chứng như viêm tử cung, viêm rốn… Ổ vi khuẩn di chuyển theo đường máu và đi đến các tổ chức khớp, khu trú và gây ra tình trạng viêm.
– Chế độ dinh dưỡng của bò kém, thiếu các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của xương, đồng thời thiếu vitamin D khiến xương giảm độ cứng chắc.
Triệu chứng của bò bị viêm khớp là đau, khó chịu. Các khớp ở đầu gối và bàn chân bị sưng. Bò kém ăn, vận động khó khăn. Nếu chủ nuôi không kịp thời tìm ra căn nguyên bệnh mà chỉ cho dùng các thuốc điều trị tụ huyết trùng, thuốc thú y thông thường… thì bệnh không được giải quyết hoàn toàn, lâu ngày tổn thương khớp càng lan rộng và nguy hiểm hơn.
Xem thêm: Bò sữa Hà Lan, giống bò cung cấp sữa số một thế giới
Phác đồ điều trị tổng thể cho bò bị viêm khớp
Các bước điều trị tùy thuộc vào tình hình bệnh cụ thể của từng cá thể trong đàn bò. Bởi mỗi con có hệ miễn dịch khác nhau và phản ứng cũng khác nhau với từng chủng vi khuẩn. Đầu tiên, chủ nuôi cần quan sát kỹ vết thương ngoài da của bò. Bóp nhẹ phần khớp bị sưng viêm. Nếu thấy mềm nhũn thì tiếp tục thử bằng kim 14, chọc nhẹ xem có mủ chảy ra không. Nếu vết thương đã tạo mủ thì cần phải tiểu phẫu gấp để rút mủ ra khỏi miệng vết thương, sau đó rửa bằng nước muối sinh lý. Có thể sử dụng thuốc sát trùng và dùng gạc băng lại nếu vết thương quá rộng để tránh nguy cơ tái nhiễm.
Hướng dẫn điều trị cụ thể
Đối với khớp vừa mới phát bệnh, chưa tạo thành mủ thì chỉ nên sử dụng phác đồ tiêm thuốc. Bà con có thể tham khảo theo phác đồ sau:
– Tăng cường hàm lượng khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày của bò (sử dụng Premix).
– Massage vùng khớp bị đau bằng dầu nóng, thực hiện 2 lần/ngày.
– Tiêm vào tĩnh mạch 1 lần/ngày Gluconatcanxi 10% hoặc Cloruacanxi 10%, liều 20ml/con/lần.
– Thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày ADE, ADE-B.Complex và Gluco-KC để bổ sung vitamin D.
– Sử dụng Gentamyxin, Amoxilin hay Genta-tylo, Lincosin để tiêu diệt các vi khuẩn tránh bội nhiễm.
– Cho bò dùng thêm các thuốc chống viêm, giảm đau như Diclofenac.
– Bổ sung khoáng chất vitamin C, B1 và Cafein đường tiêm để tăng sức đề kháng.
Phác đồ điều trị tham khảo nên thực hiện liên tục trong 1 tuần để đạt hiệu quả tối ưu.
Video hướng dẫn
Câu hỏi
Bò bị đau, ăn kém. Đã cho uống nhiều thuốc thú y nhưng không khỏi. Hỏi chuyên gia nông nghiệp nguyên nhân và cách khắc phục?
Đàn bò có 15 con, có 3 con bị sưng khớp đầu gối và khớp bàn chân, bò bị đau, ăn kém. Đã cho uống nhiều thuốc thú y nhưng không khỏi. Hỏi chuyên gia nông nghiệp nguyên nhân và cách khắc phục?
Câu hỏi khác: Tôi nuôi bò được hơn 2 tháng. 2 ngày nay có hiện tượng bàn chân bị sưng. Đã dùng thuốc trị tụ huyết trùng nhưng không đỡ. Hỏi chuyên gia nông nghiệp nguyên nhân và cách khắc phục?
Theo chẩn đoán của chuyên gia Phạm Ngọc Thạch thì Bò đã mắc bệnh viêm khớp do thiếu chất khoáng và vitamin D kế phát nhiễm khuẩn. Để khắc phục hiện tượng trên, cần thực hiện các bước sau:
– Bổ sung chất khoáng dưới dạng PREMIX vào khẩu phần ăn hàng ngày
– Dùng DẦU NÓNG xoa bóp vào khớp đau ngày 2 lần.
– Bổ sung CANXI trực tiếp vào máu GLUCONATCANXI 10% hoặc CLORUACANXI 10% liều 20ml/con/ngày tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần.
– Bổ sung VITAMIN D dưới dạng ADE hoặc ADE-B.COMPLEX và GLUCO-KC vào khẩu phần ăn hàng ngày
– Dùng kháng sinh GENTAMYXIN hoặc AMOXILIN hoặc GENTA-TYLO hoặc LINCOSIN
– Dùng thuốc giảm viêm: DICLOFENAC.
– Dùng thuốc bồi bổ cơ thể: VITAMIN C + B1 và CAFEIN tiêm theo chỉ dẫn . Điều trị liên tục 5-7 ngày.
Hợp tác với 3N/VTC16