Kỹ thuật nuôi cá nước lạnh

Cá tầm và cá hồi là hai trong số các loại cá nước lạnh phổ biến nhất được nuôi dưỡng tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây. Phù hợp với các vùng đất có nhiệt độ duy trì ở mức 22 – 25 độ C, một số địa phương như Đại Từ hay Võ Nhai thuộc tỉnh Thái Nguyên, Chợ Đồn thuộc Bắc Kạn, Na Hang thuộc Tuyên Quang… đều rất phù hợp để nuôi loại cá này. Dưới đây là kỹ thuật nuôi cá nước lạnh nói chung và cá tầm, cá hồi nói riêng mà bà con có thể tham khảo và áp dụng.

1. Lồng nuôi

Hiện nay, các loại cá nước lạnh thường được nuôi chủ yếu trong lồng nuôi. Do đó, kỹ thuật làm lồng là yếu tố đầu tiên mà bà con cần chú ý.

Hiện tại, bà con có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để nuôi cá nước lạnh,  thế nhưng chất liệu gỗ vẫn là phổ biến nhất. Thông thường diện tích lồng nên có kích thước khoảng 20m2 để đảm bảo môi trường sống ổn định cho cá.  Bên cạnh đó, do cá nước lạnh là loại thường kén môi trường sống nên bà con cần đảm bảo nguồn nước sử dụng sạch, nhiệt độ 18 – 27 độ C, lượng Oxy hòa tan 6 mg/lít. Nếu không đáp ứng đủ các yêu cầu này, cá thường chậm lớn, dễ mắc bệnh ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

Nên xem:   Điều trị bò bị tắc tia sữa và dẫn đến viêm vú

2. Cá giống

Khi nuôi cá nước lạnh, tương tự như việc thả thả nuôi các loại cá khác, bà con cần lựa chọn mật độ thả tùy thuộc vào kích cỡ của cá. Tốt nhất cá giống nên có cân nặng ở mức 100-150g/con, mật độ thả khoảng 3-5 con/m2. Khi chọn mua giống, bà con nên lựa những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, đến từ các cơ sở cung cấp giống uy tín, đảm bảo chất lượng.

3. Kỹ thuật cho ăn

Do cá nước lạnh không kén ăn nên bà con có thể sử dụng cá tạp, tôm, tép… làm thức ăn hàng ngày đều được. Tuy nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng, bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học EM trong việc ủ thức ăn cho cá.
Bên cạnh đó, cá nước lạnh thường sinh sống theo đàn nên bà con cần cho cá ăn ở vị trí cố định. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thức ăn cũng như kích thích cá ăn tốt hơn.

Tùy thuộc tình hình thời tiết mà bà con nên tăng, giảm nước thức ăn sao cho phù hợp. Trong những ngày trời mưa, nước đục, thức ăn cho cá chỉ nên ở mức bằng một nửa cho với bình thường.

4. Phòng, trị bệnh cho cá

Bệnh xuất hiện khi nuôi cá nước lạnh chủ yếu là do lồng nuôi không đảm bảo vệ sinh, nước bị ô nhiễm. Do đó, bà con cần chú ý làm sạch nước, dụng cụ nuôi thường xuyên, theo định kỳ.

Nên xem:   Dê bị viêm và nhiễm trùng vùng dưới hầu chữa thế nào?

5. Thu hoạch

Kích thước cá lớn hay nhỏ khi thu hoạch phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Tốt nhất bà con nên thu hoạch tỉa bằng cách sử dụng lưới và thu hoạch toàn bộ sau đó.

Trên đây là những kỹ thuật cơ bản trong nuôi cá nước lạnh. Giá bán của những loại cá này ngoài thị trường hiện nay ở mức khá cao. Do đó, bà con nên cân nhắc và nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, bà con nên áp dụng mô hình này như một cách làm giàu trong thời gian tới.

Từ khóa tìm kiếm

  • nuôi cá nước lạnh
  • mo hinh nuoi ca nuoc lanh
  • các loại cá nước lạnh
  • nuoi con gi o khi hau lanh
  • nước lạnh nuôi cá gi
  • nuoc lanh nen nuoi ca gi
  • nuoc lanh 18 do den 25 do nen nuoi ca j
  • kỹ thuật nuôi cá nước lạnh
  • cach nuoi ca nuoc lanh
  • nuou ca gi trong ho nuoc lanh
Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận