Cây bạc hà và húng lủi có điểm gì giống và khác nhau?

Cây bạc hà thường được thêm vào món ăn để tăng thêm hương vị, đồng thời ngăn ngừa cảm cúm, nhức đầu. Trồng cây bạc hà là việc siêu dễ, thậm chí bạn cũng sẽ chẳng cần chuẩn bị đất trồng! Tuy nhiên, bạc hà và cây húng lủi rất khó để phân biệt. Nếu chọn nhầm bạn sẽ không phát huy được công dụng của mỗi loại cây.

Dưới đây là tất tần tật những kiến thức hữu ích về bạc hà. Bạn tham khảo để biết cách trồng, chăm sóc cũng như tránh phải mua nhầm nhé.

Trồng bạc hà trong nước siêu dễ

Xem thêm: Cây tùng tuyết mai gây sốt với giá lên đến hàng tỷ đồng

Không như các loại rau gia vị khác, bạc hà là loài cây cực kỳ dễ sống. Nếu đã chán ngắm nghía những chậu cây bằng sứ, bằng nhựa lòe loẹt, bạn có thể trồng bạc hà theo cách thủy sinh.

Cây bạc hà đầu tiên bạn cần chuẩn bị đoạn thân với chiều dài 10-15cm. Đoạn thân này nên được lấy từ cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Ngắt bỏ các lá bên dưới và đặt thân cây vào ly hoặc chai nước. Để đảm bảo quá trình phát triển của rễ, nên đặt chúng ở nơi mát mẻ, thoáng khí và không bị chiếu sáng trực tiếp. Thường xuyên thay nước mỗi ngày. Chỉ sau một thời gian ngắn, bạn sẽ nhận thấy tốc độ phát triển của rễ cây. Sau đó, bạn có thể mang cây con trồng lại vào đất.

Nên xem:   Cá hồng vện có giá “ngàn đô” - Sự thật về loài cá hồng vện

Cách trồng và chăm sóc cây bạc hà đơn giản

Cây bạc hà mọc hoang

Cây bạc hà không kén đất, chúng có thể sống tốt trên đất thịt, đất cát… Tuy nhiên, để đảm bảo cho sự phát triển của rễ, cần lưu ý không trồng cây trên đất phèn, đất mặn. Dù là đất gì cũng phải đảm bảo thoát nước tốt, không ngập úng. Đối với các “nông dân thành phố”, nếu không có đất sẵn có thể mua đất sạch trộn với phân trùn quế, mùn… để tạo thành giá thể trồng.

Nên trồng theo từng hàng cách nhau 20cm để đảm bảo diện tích phát triển cho mỗi cây. Đặt hom vào các rãnh và lấp đất lên khoảng 2/3 của hom. Luôn nhớ cần phải dùng tay nén xuống để hom nằm chắc trong đất. Ngoài ra, việc nén còn giúp hom được bao bọc trong đất, tạo nhiệt độ, độ ẩm thích hợp để rễ phát triển.

Cây bạc hà là loài khá ưa ẩm. Nên duy trì tưới cây hàng ngày nhưng chỉ tưới nhẹ lên bề mặt đất, tránh tưới quá nhiều gây úng rễ. Sau khoảng 5-7 ngày thì bạn sẽ thấy những mầm xanh nhú lên khỏi mặt đất.

Tiếp tục chăm sóc để cây cứng cáp dần. Sau 15-20 ngày, bạn bón lót cho cây bằng các loại phân hữu cơ đã được ủ hoai như phân trùn quế, phân bò… Những loại phân này rất lành và là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp cây phát triển rất nhanh và tốt.

Nên xem:   Hoa mười giờ có thực sự nở vào đúng 10 giờ sáng?

Vào mùa hè, đất quá khô thì nên tưới nước thường xuyên để cung cấp đủ nước cho cây, tránh cây bị khô cằn, lá xấu không đẹp. Mùa mưa thì không nên tưới nước để tránh úng rễ. Nên thường xuyên nhổ cỏ để phòng ngừa bệnh cho cây.

Cây bạc hà và húng lũi khác nhau như thế nào?

cây bạc hà

Nếu chỉ nhìn qua bạn rất dễ bị nhầm lẫn giữa hai loại cây này bởi chúng cực kỳ giống nhau. Do đó, để sử dụng hai loại cây này đúng cách, phù hợp với mục đích của mình. Bạn cần bỏ túi một vài kiến thức phân biệt sau đây:

  • Húng lủi mọc phát triển theo hình thức trườn bò dưới đất. Còn bạc hà mọc cao hơn, chỉ hơi thấp.
  • Lá húng lủi nhỏ, phần khía có hình răng cưa. Phiến lá có nhiều gân. Bạc hà lá to và ít răng cưa hơn, cả trên và dưới bề mặt lá có lông ngắn.
  • Cây bạc hà sở hữu mùi thơm đặc trưng, vị hơi cay giống kẹo sing – gum. Húng lủi mùi thơm nhẹ hơn. Đây là cách để phân biệt hai loại cây này chính xác nhất. Vì thế nếu không thể xác định bằng mắt bạn thử vò 2 loại lá và ngửi mùi là biết ngay.

Cây bạc hà loại thảo dược “nhỏ nhưng có võ”

Xem thêm:

Nên xem:   Nuôi gà thuê – nghề kiếm ra tiền

Nếu kể hết ra những tác dụng của loại cây này bạn sẽ ngạc nhiên vô cùng đấy. Mặc dù là loại cây “nấm lùn” nhưng chúng không hề vô dụng chút nào. Trong tất cả bộ phận của bạc hà từ rễ đến ngọn. Người ta phát hiện nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe.

Chúng có thể ngăn ngừa, hỗ trợ và điều trị các căn bệnh như:

  • Đau mắt
  • Lở ngứa, viêm da
  • Trị mụn nhọt
  • Giảm sưng đau vết ong đốt
  • Trị sốt, ho đờm
  • Ban, sởi
  • Đau đầu
  • Đuổi muỗi…

Để phát huy được hết công dụng của cây, đồng thời sử dụng đúng cách. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ các bài thuốc trước khi chữa bệnh. Đặc biệt chú ý tới liều lượng, vì quá liều sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Cây bạc hà là loài cây được sử dụng phổ biến nhưng lại vô cùng dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây có vẻ ngoài nhỏ bé, xinh xinh trông rất đáng yêu. Trồng một chậu bạc hà để thỉnh thoảng pha trà nhấm nháp cũng là một thú vui rất tao nhã của những người làm vườn chăm chỉ nơi thành phố nhộn nhịp. Bên cạnh đó, nó còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời như chúng tôi đã đề cập tới.

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận