Điều trị và phòng bệnh viêm ruột hoại tử ở dê

Hỏi cách phòng và trị bệnh viêm ruột hoại tử trên dê?

Câu hỏi đã được PGS.TS Phạm Ngọc Thạch trả lời như sau:

Bệnh viêm ruột hoại tử ở dê được gây nên bởi vi khuẩn Clostridium perfringens chủng D. Loại vi khuẩn này thường cư trú trong đường ruột của gia súc khoẻ mà không gây bệnh vì số lượng vi khuẩn thấp và độc tố được tiết ra sẽ nhanh chóng theo chiều nhu động của ruột thải ra ngoài

Khi gặp sự tiêu hoá bất bình thường như cho ăn nhiều thức ăn dễ lên men, giàu tinh bột hoặc thức ăn khó tiêu qua dạ cỏ tới dạ tổ ong và ruột, ở nơi đó tạo điều kiện cho vi khuẩn này phát triển nhanh. Hầu hết các đợt bệnh dịch này đều nổ ra ở đàn dê sữa nuôi thâm canh và bán thâm canh khi có sự thay đổi đột ngột về thức ăn hoặc chế độ nuôi dưỡng. Đặc biệt là dê chăn thả, cho ăn nhiều ở đồng cỏ thấp với cỏ non, giàu protein, nghèo xơ, cho ăn nhiều tinh bột như mỳ, cám, rỉ mật, đặc biệt là ăn nhiều ngũ cốc và rau xanh.

Biện pháp điều trị và phòng bệnh cho dê như sau:

– Trong trường hợp dạng bệnh quá cấp và cấp tính cần tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch cung cấp chất điện giải BICARBONATE để tránh sốc, mất nước và tăng a-xít huyết.

Nên xem:   Nuôi gà trên sân cát có gì đặc biệt?

– Điều trị bằng ANTITOXIN (kháng độc tố) thì rất đắt. Điều trị bằng kháng sinh có thể có tác dụng để giảm tăng sinh vi khuẩn.

Tiêm bắp kết hợp các loại thuốc AMOXILIN hoặc STREPTOMYCIN hoặc PENICILLIN hoặc TRIMETHOPRIM-SULFONAMIDE cũng có tác dụng.

Thuốc SULFONAMIDE cũng có thể sử dụng cho uống được. Nhưng trước khi cho uống cần thiết phải cho uống 50 ml đung dịch ĐỒNG SUNFAT (1 thìa ăn ĐỒNG SUNFAT pha với 1 lít nước)

– Để hạn chế tác hại thần kinh và giảm bài tiết độc tố đường ruột, cần sử dụng THAN HOẠT TÍNH hoặc MAGNESIUM SULFAT hoặc MAGNESIUM HYDROXIDE hoặc CAFFEINE và BỘT CAO LANH.

Phòng bệnh viêm ruột hoại tử ở dê

– Dùng vac-xin giải độc tố 6 tháng một lần có khả năng hạn chế được sự phát bệnh trong đàn.

– Không thay đổi thức ăn đột ngột

– Không cho ăn quá nhiều thức ăn tinh mà ít thức ăn thô trong khẩu phần. Không cho ăn đột xuất các loại ngũ cốc và thức ăn dự trữ khác.

Câu hỏi đã được PGS.TS Phạm Ngọc Thạch trả lời như sau:

Bệnh viêm ruột hoại tử ở dê được gây nên bởi vi khuẩn Clostridium perfringens chủng D. Loại vi khuẩn này thường cư trú trong đường ruột của gia súc khoẻ mà không gây bệnh vì số lượng vi khuẩn thấp và độc tố được tiết ra sẽ nhanh chóng theo chiều nhu động của ruột thải ra ngoài

Nên xem:   Khắc phục gà bị áp xe chỗ tiêm vacxin

Khi gặp sự tiêu hoá bất bình thường như cho ăn nhiều thức ăn dễ lên men, giàu tinh bột hoặc thức ăn khó tiêu qua dạ cỏ tới dạ tổ ong và ruột, ở nơi đó tạo điều kiện cho vi khuẩn này phát triển nhanh. Hầu hết các đợt bệnh dịch này đều nổ ra ở đàn dê sữa nuôi thâm canh và bán thâm canh khi có sự thay đổi đột ngột về thức ăn hoặc chế độ nuôi dưỡng. Đặc biệt là dê chăn thả, cho ăn nhiều ở đồng cỏ thấp với cỏ non, giàu protein, nghèo xơ, cho ăn nhiều tinh bột như mỳ, cám, rỉ mật, đặc biệt là ăn nhiều ngũ cốc và rau xanh.

Biện pháp điều trị và phòng bệnh cho dê như sau:

– Trong trường hợp dạng bệnh quá cấp và cấp tính cần tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch cung cấp chất điện giải BICARBONATE để tránh sốc, mất nước và tăng a-xít huyết.

– Điều trị bằng ANTITOXIN (kháng độc tố) thì rất đắt. Điều trị bằng kháng sinh có thể có tác dụng để giảm tăng sinh vi khuẩn.

Tiêm bắp kết hợp các loại thuốc AMOXILIN hoặc STREPTOMYCIN hoặc PENICILLIN hoặc TRIMETHOPRIM-SULFONAMIDE cũng có tác dụng.

Thuốc SULFONAMIDE cũng có thể sử dụng cho uống được. Nhưng trước khi cho uống cần thiết phải cho uống 50 ml đung dịch ĐỒNG SUNFAT (1 thìa ăn ĐỒNG SUNFAT pha với 1 lít nước)

– Để hạn chế tác hại thần kinh và giảm bài tiết độc tố đường ruột, cần sử dụng THAN HOẠT TÍNH hoặc MAGNESIUM SULFAT hoặc MAGNESIUM HYDROXIDE hoặc CAFFEINE và BỘT CAO LANH.

Nên xem:   Công thức phối trộn thức ăn tự chế cho vịt

Phòng bệnh viêm ruột hoại tử ở dê

– Dùng vac-xin giải độc tố 6 tháng một lần có khả năng hạn chế được sự phát bệnh trong đàn.

– Không thay đổi thức ăn đột ngột

– Không cho ăn quá nhiều thức ăn tinh mà ít thức ăn thô trong khẩu phần. Không cho ăn đột xuất các loại ngũ cốc và thức ăn dự trữ khác.

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận