Lúa chín sớm, vàng lá không trùng với giai đoạn trổ đồng, nếu không khắc phục đúng cách, để bệnh diễn biến nặng có thể khiến hạt lúa bị lép, ảnh hưởng đến năng suất của bà con.
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia nông nghiệp thì bệnh vàng lá, chín sớm đến từ nhiều nguyên nhân:
- Vàng lá chín sớm do vi khuẩn
- Vàng lá chín sớm do vi rút
- Vàng lá chín sớm do nấm
- Vàng lá chín sớm do tuyến trùng…
Ngoài ra, bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa còn do các yếu tố bất lợi từ môi trường hoặc do ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ. Tùy vào từng nguyên nhân mà bà con sẽ áp dụng cách khắc phục tương ứng. Tuy nhiên, một biện pháp khắc phục phổ biến nhất (với bệnh vàng lá do nấm) đó là sử dụng thuốc TILT SUPER có chứa hai hoạt chất DIFENOCONAZOLE + PROPICONAZOLE phun lên ruộng lúa để hạn chế tình trạng bệnh trên cây lúa. Khi trồng lúa khó tránh bệnh vàng lá chín sớm, do vậy để phòng ngừa bệnh, khi lúa chuẩn bị bước vào giai đoạn trổ đồng, bà con cần bón cân đối giữa phân đạm, lân và phân kali. Với những ruộng lúa bị phèn, nên bón thêm vôi để tăng độ PH cho đất. Kết hợp sử dụng thêm các thuốc: Carbenzim 500FL, Pysaigon 50WP hoặc Mexyl MZ 72WP… phun cho ruộng lúa để phòng ngừa bệnh.
Câu hỏi
Lúa đang trong giai đoạn trổ đồng, bị vàng lá, ngoài ra không có nguyên nhân nào khác đã bị khoảng 3 ngày. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
– Bệnh vàng lá do nấm gây hại – Cần dùng thuốc TILT SUPER có hoạt chất DIFENCONAZOL + PROPICONAZOLE phun hạn chế bệnh – Đề phòng vụ sau cần phun thuốc trước trổ từ 7 – 10 ngày, sau trổ từ 7 – 10 ngày