Ở Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện tại có khoảng 15 giống ngài, gây nguy hại đến cây ăn trái được ghi nhận trên các vườn cây có múi, thường xuyên bắt gặp nhất là loài: Eudocima salaminia, Othreis fullonia, Ophiusa coronata và Rhytia hypermnestra.
Ngoài tán công các loài cây có múi như quýt, cam bưởi … Ngài còn tấn công cả các loại cây ăn trái khác như chôm chôm, vải, sầu riêng. Để phòng trừ loại động vật có hại này mà vẫn giữ được an toàn cho quả là một việc làm không đơn giản.
Để hạn chế, thạm chí là đẩy lui hoàn toàn bướm đêm phá hoại, chích hút cây ăn quả, bà con nông dân cần chú ý lưu tâm các điểm sau:
- Vệ sinh vườn cây ăn trái thường xuyên, phát quang bụi rậm. Làm tiêu biến môi trường sống của ngài trưởng thành. Đồng thời không có chỗ ẩn nấp cho ấu trùng ngài phát triển.
- Khi cây có múi ra quả, ở dai đoạn quả da lươn trở đi thường xuyên soi đèn khoảng 7 giờ tối để tìm, vợt thủ công bắt ngài hút chích.
- Đặt bẫy sử dụng mồi là các loại hoa quả chín thối nhũn, để dẫn dụ ngài hút chích vào bẫy. Ngài trưởng thành thường bị thu hút bởi mùi hoa quả chín.
- Phương pháp hiệu quả nhất, từ khi trái phát triển đến giai đoạn da lươn, bao bọc trái bằng các loại bọc quả chuyên dụng.
Có thể bạn cũng quan tâm: Cách diệt 7 loại côn trùng hoàn toàn không độc hại
Bà con lưu ý không nên diệt ngài bằng các phương pháp sử dụng hóa chất. Vì ngài thường hoạt động vào thời điểm trái đã trưởng thành, gần đến kì thu hoạch. Nếu phun thuốc vào thời điểm này, quả dễ tích lũy độc tố gây nguy hại cho người tiêu dùng.
Chúc các bạn thành công!