Tự làm Nhà lưới trồng hoa giá rẻ

Tìm hiểu mô hình nhà lưới trồng hoa, ưu nhược điểm và sự khác biệt so với mô hình khác. Cách dựng nhà lưới trồng hoa giá rẻ nhất. Làm nhà lưới giá bao nhiêu?

Sự khác biệt giữa nhà lưới và nhà kính

Về chi phí

Khác biệt đầu tiên nhắc đến ở đây là chi phí. Thì chi phí để làm một nhà lưới bao giờ cũng rẻ hơn nhà kính nếu cùng diện tích. Ví dụ như nhà kính tự là thì chi phí hết khoảng 120 – 130 triệu. Còn đối với một cái nhà lưới cùng diện tích thì chi phí để dựng nó rơi vào tầm 24 – 28 triệu.

Và tất nhiên khoảng giá đưa ra ở trên cũng chi là để tham khảo do các bạn sử dụng vật tư tốt hay không tốt. Giả dụ như là lưới sẽ có loại lưới thường, lưới tốt. Sắt có nhiều loại khác nhau: một ly, một ly mốt ly hai,… Thì đó là khác biệt về chi phí.

Về công dụng

Còn khác biệt thứ hai nhắc đến ở đây đó là khác biệt về công dụng. Ngoại trừ những công dụng như nhau thì nhà kính cực kỳ hữu hiệu trong mùa mưa. Tại vì nhà kính có mái ni lông mà cho nên là mình có thể kiểm soát tốt lượng mưa vào mùa mưa. Cũng có nghĩa là kiểm soát tốt được độ ẩm.

nha luoi trong hoa

Còn đối với nhà lưới thì nó không có mái kính. Thành ra là khi mưa thì nó chỉ giúp hạn chế được hạt mưa nặng thôi. Phân tán hạt mưa nhưng mà lượng nước khi mà xuống dưới đất trồng của mình thì nó vẫn rất là nhiều.

Và thường vấn đề trong mùa mưa như vậy thì sẽ tạo ra nấm bệnh nhiều còn nhà kính thì không. Có điều là có qua thì có lại. Nếu như nhà kính thì mùa mưa các bạn vẫn phải tưới hoa thường xuyên. Còn nhà lưới thì nếu có mưa các bạn sẽ không phải tưới. Lúc đó sẽ đỡ được phần công tưới hoa.

Một điểm khác biệt nữa về công dụng đó là. Giả sử như một số nhà có hình thức chuyển đổi sang thủy canh. Chẳng hạn thì nhà kính các bạn có thể tận dụng để trồng thủy canh được. Vì thứ nhất là nó không có mưa cho nên là nó sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống cấp dinh dưỡng bằng nước.

Còn nhà lưới thì không được. Còn một điểm khác nữa là ở nhà kính thì các bạn có thể trồng các loại hoa cao cấp đơn giản hơn. Tại vì thường là mưa hay gió to gì đó thì một số loài hoa thân yếu dễ bị dập, nghiêng hay gãy.

Nên xem:   Cây ổi bị bệnh ghẻ quả: Nguyên nhân và cách khắc phục

Về nhiệt độ

Điểm khác tiếp theo nữa là nhiệt độ thì bao giờ nhà lưới cũng sẽ có nhiệt độ thấp hơn tại nhà kính. Vì nhà lưới của mình không phải là mái ni lông cho nên là không bị hầm. Và có thể nói là nó chênh nhiệt độ so với bên ngoài. Nghĩa là có thể cao hơn từ một đến hai độ.

Còn trong nhà kính thì nhiệt độ hầm cực kỳ cao. Do vậy để trồng một số loại hoa có liên quan đến yếu tố nhiệt độ thì các bạn cũng nên cân nhắc vấn đề này. Và một cái khác nữa có thể nói như là độ kháng bệnh thì thường là môi trường trong nhà kính. Khi mà chúng ta kiểm soát tốt nhiệt độ, ẩm thì nó sẽ cực kỳ là đỡ bệnh hơn.

Thì nó ngăn cản được sương muối, rồi thì là một số mầm bệnh trong nước mưa chẳng hạn. Thì nếu chúng ta có hệ thống tưới đảm bảo thì sẽ ít bị bệnh hơn. Với một số người bắt đầu bước vào làm nông nghiệp kỹ thuật cao thì thường phân vân giữa nhà lưới hay nhà kính. Thì họ sẽ thường phân vân về chi phí và công năng của hai loại này xem có tương đương nhau không.

nha luoi trong hoa

Vậy thì ở đây sẽ không có sự tương đương nhau. Như đã trình bày ở trên thì khác nhau về cả hai mặt. Cho nên là sau những khác biệt trên thì các bạn đang tìm hiểu sẽ có sự lựa chọn chính xác.

Hướng dẫn dựng nhà lưới trồng hoa giá rẻ

Dựng cột và khung

Thông thường tùy theo kích thước vườn để dựng nhà lưới. Lấy ví dụ ở đây dựng các cột khoảng cách 4 mét đều nhau. Và độ cao của các cột là hai mét rưỡi. Hoặc nếu các bạn muốn có thể làm cao hơn là ba mét hoặc ba mét rưỡi.

Vậy thì cột sẽ dựng như thế nào? Cách làm là ta sẽ hàn một đoạn sắt V ở dưới chân cột. Đoạn V này sẽ đóng xuống đất với độ sâu từ nửa mét cho đến 70 cm. Và sau này nếu có thời gian thì các bạn có thể đổ bê tông xung quanh chân cột luôn.

Bê tông càng sâu thì cột càng chắc. Thêm đó đổ bê tông cũng làm cho sắt bị mòn chậm hơn. Tiếp đến là phần mái, thì phần này cực kỳ đơn giản luôn. Nếu các bạn không đi đường ống tưới trên cao thì các bạn chỉ cần sử dụng ống 21. Cụ thể típ sắt phi 21 loại một ly mốt.

Để các bạn hàn nối các đầu trụ lại với nhau. Thì nó sẽ tạo ra thành một khung đỡ vuông góc, và sẽ cố định các đầu cột của chúng ta. Đầu cột sẽ được cố định, không bị lung lay.

Hệ thống tưới

Còn nếu các bạn muốn đi hệ thống tưới từ trên cao. Thì cứ vị trí để bắt đường ống là các bạn đi cây vuông 24. Hay còn gọi là sắt hộp 24 dày một ly mốt hay ly hai. Như vậy chỗ nào không có ống nước thì đi 21, chỗ nào có ống nước thì đi 24.

nha luoi trong hoa

Và việc đi như này thì các bạn cũng phải tính toán trước để đi sao cho hợp lý. Khi chúng ta bắt khung thì sẽ chuẩn luôn và sau đấy chỉ cần bắt ống nước thôi. Lưới hiện tại ở trên thị trường có rất nhiều loại, tham khảo lưới khổ hai mét, dạng lưới dẹt với giá khoảng 460.

Nên xem:   Khắc phục cây su su bị vàng lá xoăn lá

Lưới che nhà lưới trồng hoa

Nhắc đến nhà lưới là chắc chắn không thể không thiếu lưới. Và chắc chắn là phải dùng loại riêng, vậy nên chọn loại như thế nào? Giá bao nhiêu?

Qua tham khảo nhiều chỗ thì giá lưới tốt sẽ rơi vào khoảng 400 – 460 cho một cuộn khổ hai mét, dài năm mươi mét, độ mesh 16. Còn nếu bạn nào mà sử dụng lưới độ mesh thấp hơn và khổ rộng hơn để làm nhanh. Thì các bạn có thể mua một số loại khổ 4m2. Nhưng mà thuòng thì loại đó không phải lưới xịn.

Còn phần trên nóc nếu các bạn mua khổ lưới 4m2 thì nên bắt một đường nẹp dọc. Sẽ không phải khâu lưới nữa, khi bắt lưới lên thì sẽ dùng nẹp để nẹp lại. Vì khổ của nó rộng mà nên sẽ không cần khâu.

Tiếp theo là phần đường biên, thì đường biên cũng dùng loại lưới như trên luôn. Khổ lưới một mét với 1m8 khâu lại. Và lưới ở phần biên thì chắc chắn là các bạn có nhiều sự lựa chọn rồi. Các cột đứng để tiết kiệm thì các bạn có thể cách một cây sẽ bắt một nẹp dọc.

Để chúng ta giữ cố định phần lưới bên hông lại. Cứ cách một cây thì nẹp một cây, làm như vậy thì mặt lưới sẽ không được căng cho lắm. Do tiết kiệm chi phí mà.

Đó là khung cơ bản của nhà lưới tự làm rất dễ. Thì chi phí một mét vuông sẽ là 28 ngàn đồng nếu dùng lưới tốt và 24 ngàn nếu dùng lưới thường.

Làm cửa vào nhà lưới trồng hoa

Còn một phần nữa đó là phần làm cửa, thì phần này cũng đơn giản. Các bạn có thể làm cửa lùa ở trên cao hoặc là cửa khép bản lề. Sau khi làm xong thì chôn phần chân lưới sát đất để một số con côn trùng không bò qua được.

Đó là những hướng dẫn cơ bản để làm nhà lưới trồng hoa cơ bản. Nếu các bạn muốn làm nhà lưới dạng mái vòm, mái xéo hay các loại phức tạp khác nữa. Thì vẫn nên tham khảo ý kiến và thuê thợ làm cho chắc chắn.

Ưu nhược điểm làm nhà lưới trồng hoa

Ưu điểm

Ưu điểm khá là nhiều, đầu tiên sẽ giúp các bạn ngăn ngừa khỏi các loại côn trùng phá hại. Như là bướm đẻ sâu, ruồi vàng, rồi là một số loại côn trùng chích hút đọt, lá của chúng ta. Thứ hai sẽ là giảm khả năng gây hại của thiên nhiên như là mưa đá, mưa to, mưa nặng hạt, sương.

Nên xem:   Cách lặt lá mai cho mai nở hoa đúng vụ

Vậy những thứ đó được hạn chế như thế nào? Vì khi làm lưới phủ ở trên nóc thì những hạt mưa to khi rớt xuống tầng lưới thì sẽ bị giảm tốc độ. Phân tán thành các hạt nhỏ li ti, từ đó thì sẽ không làm dập các phần non và mềm của cây hoa.

Và mưa đá cũng vậy, nhất là mưa đá. Tuy nhiên ở đây là mưa đá hạt bé thôi nhé các bạn. Kích thước hạt mưa đá là khoảng tầm đầu ngón út thôi. Sương muối thì thường không tưới kịp hoa vào buổi sáng thì sẽ gây cháy lá và làm xấu hoa. Lưới sẽ cản được 70 – 80 % sương muối.

Vì một lượng khi rơi xuống sẽ đọng lại trên lưới rồi và sẽ bốc hơi dần. Chỉ có một lượng nhỏ thoát xuống, ở đây cũng bao gồm ưu điểm khi gặp mưa to. Hạt mưa to nếu không cản thì cũng sẽ làm đất bị chặt, nếu đi qua lưới thì cũng sẽ làm tăng độ tơi xốp của đất lên. Không bị ép nhiều nếu như trồng ngoài tự nhiên.

Chi phí rẻ hơn, thoáng khí hơn so nhà màng. Và khả năng chịu gió báo cũng tốt hơn do lưới cũng không cản gió bằng.

Nhược điểm

Lại nhắc đến các ưu điểm đầu tiên của nhà lưới là ngăn côn trùng gây hại. Thì ở đây một số côn trùng thụ phấn không chui vào được. Cho nên nhược điểm đầu tiên là không trồng được các cây cần sự thụ phấn của côn trùng.

Nhược điểm thứ hai là tốn kém bỏ ra lúc đầu. So với việc trồng ngoài tự nhiên thì khi trồng trong nhà lưới chúng ta sẽ phải đầu tư trước. Chi phí cũng không cao lắm nên các bạn có thể xem xét.

Thứ ba nữa là các bạn không kiểm soát được lượng mưa. Tại vì là lưới mà cho nên mưa như nào thì cũng rơi xuống hết. Cho nên các bạn mà trồng những loại hoa dễ bị nấm bệnh bởi đất ẩm ướt nhiều thì nên cân nhắc.

Nhược điểm thứ tư là sẽ bị tổn hại từ thiên nhiên như mưa đá to hay bão to. Tuy nhiên tổn hại nó cũng phụ thuộc vào kết cấu nhà của chúng ta nữa. Nếu ở khu vực nào không có mưa đá thì các bạn có thể làm mái bằng được.

Tuy nhiên một số nơi có hạt đá lớn cỡ đầu ngón cái. Thì các hạt đá có thể trữ lại làm lưới trũng xuống gây hư hại và nghiêm trọng hơn nữa là thiệt hại hoa bên dưới. Cần làm mái có độ dốc và có điểm thoát.

Chuyên gia: Quang Hưng

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận