Cây cà phê héo lá và thân dần rồi chết từng vùng là bệnh gì?

Cây cà phê 13 năm tuổi. Khoảng 2 năm nay, vườn cà phê bị hiện tượng: Héo lá và thân dần rồi chết từng vùng. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Theo mô tả của KG về bệnh trên cây cà phê, TS Tống Khiêm cho rằng cây cà phê chết từng vùng có thể địa hình và chăm sóc chưa đồng đều, khả năng cây bị thối rễ và bệnh khô cành khô quả do nấm gây hại. 
Bệnh thối rễ thường xuất hiện trên cây cà phê từ 1- 2 năm tuổi, bệnh chủ yếu xuất hiện trong mùa mưa khi độ ẩm đất cao, nấm phát triển và lây lan mạnh. Nấm bệnh thường tồn tại trong đất và xâm nhập vào cây qua các vết thương do làm cỏ, đào bới đất.
Bệnh khô cành, khô quả có thể xuất hiện ngay từ khi cây bắt đầu ra hoa và tạo quả, tuy nhiên giai đoạn phát triển mạnh nhất của quả là vào mùa mưa. Bệnh phát triển trên cành mạnh vào vào tháng 7 và chậm dần từ tháng 8 trở đi.
Hiện tượng khô cành khô quả thường xuất hiện ở những vườn có năng suất cao nhưng lượng phân bón thấp .
Biện pháp khắc phục hai bệnh này như sau:
– Cần tiêu hủy cây bệnh nặng và đã chết để tránh lây lan.
–  Để phòng trị bệnh thối rễ cần tưới vùng rễ: CUPROUS OXIDE 600 g/kg + DIMETHOMORPH 120 g/kg 
hoặc  METALAXY M 40g/kg + MANCOZEB 640 g/kg 
hoặc   BENOMYL (95%) 
hoặc  IPRODIONE (tỉ lệ tối thiểu là 96%) …
Để phòng bệnh luôn giữ đất ở độ ẩm 65-70% và độ pH=6-7, nhất là chăm sóc và bón phân theo qui trình. 
– Để trừ bệnh khô cành khô quả, phải cắt bỏ các bộ phận bị khô, phun thuốc có hoạt chất: THIOPHANATE-METHYL 
hoặc AZOXYSTROBIN + DIFENOCONAZOLE 
hoặc HEXACONAZOLE 50g/l … 

Nên xem:   Cây na bị vàng lá thối rễ nên khắc phục ra sao?
Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận