Khắc phục hiện tượng ngan mổ lông nhau

Trong quá trình nuôi gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng…, chắc chắn bà con đã từng phải đối mặt với hiện tượng các con vật cắn mổ lông nhau. Tình trạng này xảy ra ở nhiều loài, không phân biệt vùng miền. Sau đây là những chia sẻ của chuyên gia về cách khắc phục hiện tượng ngan mổ lông nhau.

Xây dựng môi trường sống phù hợp với từng vật nuôi

ngan mổ lông nhau

Gà, vịt, ngan khi mổ lông nhau không chỉ là tấn công vào những vùng như cổ, cánh, thân… mà còn mổ vào chân, mào, đuôi và hậu môn của con khác. Đặc biệt, nếu một con trong đàn bị mổ chảy máu, bị thương… thì cả đàn sẽ tập trung mổ vào vết thương đó và khiến con vật có thể chết, tiếp đó cả đàn sẽ mổ nhau đồng loạt rất khó kiểm soát.

Tình trạng này đến nay vẫn chưa có kết luận đầy đủ về nguyên nhân. Các chuyên gia thú y cho rằng chúng có liên quan đến môi trường sống của bầy gà, ngan, vịt. Sau đây là một số yếu tố có thể gây bùng phát hiện tượng ngan mổ lông nhau:

– Thức ăn, nước uống hoặc không gian của máng ăn bị hạn chế. Lúc này ngan mổ nhau là để tranh giành thức ăn, nước uống. Những con yếu rất khó có được thức ăn, lại dễ bị tấn công, chèn ép dẫn đến bị thương.

Nên xem:   Hiện tượng gà bị gầy, kém phát triển: Cứu chữa thế nào?

– Khẩu phần ăn thiếu vitamin A, D, E và khoáng chất.

– Trong đàn có những con chênh lệch về độ tuổi hoặc to/nhỏ hơn những con khác. Chúng sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu cho các con khác trong đàn tấn công.

– Trong đàn có những con ngan bị tật, thương tích sẵn, bị bệnh… Chúng sẽ là nguyên nhân khiến cả đàn mổ nhau.

– Do nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng nuôi quá thấp.

– Do cường độ ánh sáng trong chuồng quá lớn.

Cách khắc phục nhanh chóng

Để khắc phục hiện tượng ngan mổ lông nhau, cần phải kết hợp các phương pháp như sau:

– Bổ sung Premix khoáng và vitamin A, D, E vào khẩu phần ăn hàng ngày cho ngan, liên tục trong 10-15 ngày.

– Bổ sung vào khẩu phần ăn vitamin B-Complex và Multivit liên tục 7-10 ngày.

– Đóng máng ăn rộng hơn để đủ chỗ cho cả đàn, không phải chen nhau.

– Cung cấp đủ nước uống thức ăn cho cả đàn.

– Đảm bảo nước uống sạch sẽ và không quá lạnh trong mùa đông, cũng không quá nóng trong mùa hè. Nếu nhiệt độ quá cao thì nên pha một chút muối vào trong nước uống cho ngan (liều lượng 5g muối/lít nước).

– Dùng rau muống hoặc bất kỳ loại rau nào bó lại và rải ở nền chuồng hoặc bên ngoài để ngan mổ. Hoặc dùng thân chuối chặt nhỏ rải chuồng nuôi.

Nên xem:   Thỏ bị viêm mũi: Cách chữa hiệu quả
ngan mổ lông nhau

– Những con ngan đã bị mổ nếu có dấu hiệu bị tổn thương phải tách riêng ra. Thứ nhất là để điều trị vết thương, thứ hai là để tránh các con còn lại trong đàn đồng loạt tấn công con vật bị thương. Dùng Iodine 10% hoặc Xanh methylene để sát trùng vết thương và chăm sóc con vật đến khi khỏi hoàn toàn mới thả về lại đàn.

Hiện tượng ngan mổ lông nhau có thể khiến tình trạng chuồng nuôi hỗn loạn, khó kiểm soát, đồng thời ảnh hưởng đến năng suất thịt, trứng và sức khỏe chung của cả đàn. Hy vọng với những chia sẻ trên của các chuyên gia thì bà con có thể kiểm soát được tốt quá trình chăn nuôi ngan của mình.

Câu hỏi

Ngan thương phẩm 1.5 tháng tuổi, 1 tuần nay ngan có hiện tượng mổ lông nhau. Đã dùng thuốc nhưng chưa đỡ. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Với biểu hiện của ngan như mô tả, PGS _TS Trương Văn Dung chẩn đoán ngan bị thiếu khoáng chất và Vitamin.

Cách khắc phục như sau:

+ Cho uống chất điện giải GLUCO-C + VITAMIN ADE + VITAMIN BCOMPLEX + MEN TIÊU HÓA 10- 15 ngày liền

+ Bổ sung VITAMIN ADE + VITAMIN BCOMPLEX và MEN TIÊU HÓA, thuốc khoáng chất PREMIX vào thức ăn cho ăn 2 tháng liền .

Video hướng dẫn

4/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận