Tư vấn cách làm thịt lợn đực hết hôi

Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của hầu hết gia đình. Thịt lợn vừa dễ chế biến, lại chứa hiều chất đạm cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người khi mua thịt về hoặc mổ lợn lại gặp tình trạng thịt rất hôi, đặc biệt là thịt lợn đực bị hôi. Sau đây là nguyên nhân và cách xử lý khi gặp tình trạng này.

Nguyên nhân thịt lợn đực bị hôi

thịt lợn đực bị hôi

Thịt lợn bị hôi thường rơi vào trường hợp là lợn đực. Nguyên nhân có thể do các yếu tố sau:

– Do dị tật bẩm sinh ở lợn: một số con lợn đực có tinh hoàn nằm ẩn trong xoang bụng. Thông thường lợn đực được 7 ngày tuổi sẽ phải thiến tinh hoàn, nhưng vì tinh hoàn nằm sâu bên trong nên chủ nuôi không để ý hoặc không cắt được hoàn toàn. Tinh hoàn tiếp tục phát triển trong cơ thể lợn cùng với tuyến sinh dục sẽ khiến cho thịt có mùi rất khó chịu.

– Lợn mắc các bệnh như bệnh xoắn khuẩn Lepto hoặc liên cầu khuẩn. Lưu ý khi lợn mắc 2 bệnh này thì thịt không thể dùng làm thực phẩm được, người ăn vào có khả năng nhiễm khuẩn, ngộ độc nguy hiểm.

Nên xem:   Điều trị gà bị viêm thận phù nề dạ dày tuyến

– Lợn sau quá trình điều trị bệnh và phải sử dụng quá nhiều kháng sinh khiến thịt lợn cũng phát sinh mùi hôi và khét, ăn không ngon.

Do đó, để đảm bảo an toàn, khi mua về hoặc giết mổ mà thấy thịt lợn có mùi hôi, mùi khét bất thường thì không nên sử dụng để chế biến thực phẩm cho người.

Phòng ngừa tình trạng thịt lợn bị hôi

Xem thêm: Dịch tả lợn châu Phi có nguy hiểm đến con người

thịt lợn đực bị hôi

Đối với các hộ chăn nuôi lợn, tình trạng thịt lợn có mùi hôi gây ảnh hưởng rất lớn đến giá thành và khả năng tiêu thụ thịt. Do đó, bà con cần chú ý phòng ngừa tình trạng này bằng các biện pháp sau:

– Khi thiến lợn nếu thấy chỉ có 1 bên tinh hoàn thì phải kiểm tra trong xoang bụng và cắt nốt tinh hoàn còn lại để không bị sót.

– Khi lợn mắc bệnh cần phải điều trị dứt điểm và chú ý tuân thủ thời gian cách ly thuốc để đảm bảo không tồn dư kháng sinh khi giết thịt.

– Phòng ngừa bệnh cho lợn bằng vắc-xin, đảm bảo vệ sinh chuồng trại để hạn chế bệnh ở đàn lợn.

Những mẹo khử sạch mùi thịt lợn đực bị hôi

– Cách 1: dùng giấm, muối và rượu.

Giấm 2 thìa café, muối ½ thìa café, rượu ½ thìa café. Cho giấm và muối hòa vào nước và luộc thịt. Sau khi sôi khoảng 3 phút thì vớt thịt ra rửa sạch. Tiếp tục luộc thịt với nồi nước mới. Khi thịt chín thì cho rượu vào.

Nên xem:   Gà đi ngoài "phân màu Socola" là bị bệnh gì?

– Cách 2: dùng hành khô và rượu.

Hành khô 2 củ, rượu 1 thìa café. Đập giập củ hành rồi cho vào nồi nước luộc chung với thịt. Khi thịt bắt đầu chín thì cho rượu vào.

Cách 3: dùng rượu

1 thìa café rượu. Luộc thịt với nước sạch. Sau khi thịt chín thì cho rượu vào tiếp tục đun sôi.

Trên đây là những cách xử lý khi vô tình mua phải miếng thịt lợn có mùi hôi. Đối với bà con nông dân thì cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng và chống bệnh ở lợn để đảm bảo thịt luôn tươi ngon, tăng cao năng suất và đáp ứng được đầu ra của sản phẩm.

Câu hỏi

Lợn đực giống được 2 tạ nhưng chưa thiến, bây giờ bán thịt thì có sợ hôi hay không? Nếu có thì cách khắc phục cho thịt hết hôi như thế nào?

Video hướng dẫn

Hợp tác với 3N/VTC16

3/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận