Khắc phục bò bị bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh nguy hiểm ở cả người và vật nuôi. Bệnh diễn biến nhanh, khiến cho con vật bị mất nước và suy kiệt, thậm chí có thể tử vong. Sau đây là một số cách khắc phục bò bị bệnh tiêu chảy.

Triệu chứng bệnh tiêu chảy ở bò

bò bị bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy có thể xuất hiện ở cả bê, nghé và trâu bò trưởng thành. Bệnh chia làm 2 giai đoạn:

– Giai đoạn đầu: con vật ít hoạt động, mệt mỏi, ăn kém, uống nhiều nước. Phân lỏng màu xám vàng, xám xanh và mùi tanh.

– Giai đoạn sau: bò tiêu chảy toàn nước đôi lúc có lẫn máu. Con vật bị mất nước và muối khoáng trong cơ thể, run rẩy đi đứng không vững, gầy yếu, xù lông, niêm mạc màu tái nhợt, và có thể chết vì kiệt sức hoặc trụy tim.

Đối với bò bị bệnh tiêu chảy thì tỉ lệ tử vong có thể lên đến 30-40% tùy độ tuổi mắc bệnh. Nếu bò bị mắc bệnh do vi khuẩn thì các chất độc thì có thể kèm theo kế phát nhiễm trùng máu, con vật có thể chết do bị nhiễm độc.

Các bước điều trị khi bò bị bệnh tiêu chảy

Trước hết, cần tách riêng bò bị bệnh khỏi đàn. Thứ nhất là để dễ dàng chăm sóc cho con vật. Thứ hai là để khoanh vùng bệnh, tránh lây lan sang những con khỏe trong đàn.

Nên xem:   Bệnh gì khiến vịt chết bất thường do đi ngoài phân trắng

Muốn điều trị dứt điểm bất kỳ bệnh nào ở vật nuôi đều phải tìm hiểu rõ nguyên nhân mắc bệnh.

– Nếu bò bị tiêu chảy do thức ăn không đảm bảo vệ sinh thì cần tiêu độc, khử trùng chuồng trại, thay đổi thức ăn, đảm bảo nguồn thực phẩm sạch và an toàn.

– Nếu nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn thì cần sử dụng kháng sinh để tăng sức đề kháng, chống lại vi khuẩn tấn công, tiêu diệt các loại ký sinh trùng.

Áp dụng nhiều phương pháp trị dứt điểm bệnh

bò bị bệnh tiêu chảy

Bên cạnh điều trị tận gốc căn nguyên bệnh thì cũng cần điều trị để cắt triệu chứng bệnh. Đối với bò bị tiêu chảy mất nước thì đầu tiên phải bù nước, cung cấp chất điện giải với đầy đủ muối khoáng, vi lượng để cân bằng môi trường trong cơ thể. Có thể cung cấp bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch một số dung dịch sau: dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, dung dịch oresol, dung dịch đường đẳng trương… Liều lượng tiêm là 0,5 – 0,8 lít/cá thể.

Tiếp đó cần sử dụng ngay các thuốc chống viêm như Dexamethazon, các kháng sinh như Tetracyclin, Neomycin, Colistin, Sulphamid, Trimethoprim, Enrofloxacin, Ampicillin, Amoxicyllin… đồng thời cung cấp các vitamin và khoáng chất như vitamin C, K, B1… bảo vệ hệ tiêu hóa, chống xuất huyết, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.  

Có thể sử dụng các phương pháp dân gian để hỗ trợ quá trình điều trị cho bò bị bệnh tiêu chảy như: lấy 300g lá ổi hoặc lá phèn đen hãm với 1 lít nước rồi cho bò bị bệnh uống 1-2 lần trong ngày, mỗi lần uống 0,3 đến 0,6 lít.

Nên xem:   Lợn bỏ ăn sùi bọt mép

Đối với bệnh tiêu chảy ở bò và bất cứ gia súc, gia cầm nào, nên xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để điều trị kịp thời, tích cực, đúng phương pháp. Như vậy, con vật sẽ nhanh chóng hồi phục, không để lại di chứng và hạn chế tối đa nguy cơ tử vong.

Câu hỏi

1 con bò nái mới đẻ được 3 ngày. Sau khi chăn thả bò ở đồng về thì đi ngoài phân lỏng, uống nhiều nước. Ngoài ra không có hiện tượng gì khác. Đã dùng thuốc đi ngoài của người nhưng không đỡ. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Video hướng dẫn

Theo PGS TS Trương Văn Dung, bò đã bị bệnh tiêu chảy do nhiễm vi sinh vật gây bệnh đường tiêu hóa
 Khi bò bị bệnh này có các triệu chứng  khác như tiêu chảy phân lỏng vàng, đen, xám, mùi hôi thối, uống nhiều nước
Để khắc phục cho bò, ta cần kết hợp điều trị nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng lâm sàng và trợ sức như sau:
– Dùng 1 trong các thuốc có hoạt chất sau: FLORFENICOL  hoặc TRIMETHOPRIM + SULFAMETHOXAZOL  hoặc FLUMEQUIN  hoặc  NORFLOXACIN hoặc  ENROFLOXACIN tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 5 ngày liền. 
– Dùng thuốc CAFEIN + VITAMIN B1, C tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3-5 ngày liền. 
– Dùng thuốc ATROPIN tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3 ngày.
– Dùng chất ĐIỆN GIẢI GLUCO-KC + VITAMIN ADE + VITAMIN BCOMPLEX + MEN TIÊU HÓA cho uống  3 lần/ ngày/ 10  ngày liền
–  Bổ sung MEN TIÊU HÓA SỐNG và VITAMIN ADE + VITAMIN BCOMPLEX, KHOÁNG CHẤT PREMIX vào thức ăn cho ăn 1 tháng liền

Nên xem:   Những lưu ý quan trọng khi bấm răng cho heo sơ sinh

Hợp tác với 3N/VTC16

Rate this post

Bài viết liên quan

2 Comments

  1. 0396848840
    31 Tháng Mười Hai, 2019
    • admin
      21 Tháng Ba, 2020

Thêm bình luận