Trị bệnh xoăn lá, nấm lá trên đậu cô ve

Đậu cô ve là một trong những loại cây họ Đậu phổ biến nhất và được trồng ở hầu hết các địa phương khắp cả nước. Nhìn chung, các loại cây họ Đậu thường mắc một số bệnh liên quan đến bộ lá, gây ảnh hưởng đến khả năng quang hợp và khiến cây chết. Bà con có thể tham khảo cách trị bệnh xoăn lá, nấm lá trên đậu cô ve ngay dưới đây.

Nguyên nhân bệnh xoăn lá, nấm lá ở đậu cô ve

nấm lá trên đậu cô ve

Lá xoăn lại, khô héo, trên bề mặt xuất hiện những đốm nấm nhỏ li ti màu đen và ăn dần vào phía trong gân lá.

Nếu lá non bị xoăn và vàng thì nguyên nhân có thể là do côn trùng chích hút nhựa cây gây hại. Bà con cần quan sát thật kỹ bằng kính lúp để tìm ra dấu vết của côn trùng. Nếu thấy có nhiều con bọ nhỏ xíu màu đen hoặc đỏ thì đó chính là nguyên nhân khiến đậu cô ve bị xoăn lá.

Với tình trạng đốm lá, bà con cần quan sát kỹ để có phương pháp điều trị chính xác, bởi có nhiều bệnh có biểu hiện là lá bị đốm đen.

  • Đầu tiên có thể nghĩ đến bệnh đốm lá do vi khuẩn Cercospora canescens hoặc Cercospora cruenta gây ra. Triệu chứng bệnh là trên lá xuất hiện đốm tròn hoặc hơi có góc cạnh, tâm đốm màu nâu, viền ngoài màu nâu đỏ hoặc màu gỉ sét. Bệnh có thể xuất hiện ở thân, lá hoặc cả trái chín. Nguyên nhân bệnh có thể do nước tưới cây hoặc do tồn dư vi khuẩn ở khu vực trồng.
  • Ngoài ra, còn một bệnh lý nữa gây tình trạng nấm lá ở đậu cô ve là do vi khuẩn Xanthomonas phaseoli.
  • Khác với bệnh nấm lá Cercospora canescensCercospora cruenta là các đốm khá nhỏ màu gỉ sắt, bệnh nấm lá do vi khuẩn Xanthomonas phaseoli tạo ra những đốm khô cháy lan rộng trên bề mặt lá cây. Phần trên vỏ của trái đậu còn xuất hiện thêm những đốm nhỏ, màu xanh nhạt, sờ vào cảm giác có nước và hơi nhũn. Một thời gian sau chúng sẽ biến thành màu thâm nâu và khô dần đi với hình dạng bất thường.
  • Bệnh nấm lá do vi khuẩn Xanthomonas phaseoli thường phát sinh khi vườn đậu cô ve có độ ẩm cao, đặc biệt là vào mùa mưa. Khi đã phát bệnh thì vi khuẩn lây lan rất nhanh và có thể tấn công cả vườn gây ra thiệt hại nặng cho bà con.
Nên xem:   Phòng trị bệnh cho cây mướp bị thối trái

Phương pháp điều trị bệnh xoăn lá, nấm lá trên đậu cô ve

nấm lá trên đậu cô ve

Sau đây là cách trị bệnh xoăn lá, nấm lá hiệu quả, nhanh chóng được các chuyên gia hướng dẫn:

– Phun thuốc có chứa một trong những hoạt chất: Carbamate, Cybermethrin kết hợp với Profenofos hoặc Buprofezin 100g/lít + Diafenthiuron 500g/lít. Khi phun không nên chỉ hòa thuốc với nước mà phải trộn với dầu khoáng thực vật để tăng độ bám dính của thuốc trên lá, giúp thuốc phát huy tác dụng hiệu quả hơn.

– Phun thuốc bảo vệ thực vật thường xuyên để phòng ngừa côn trùng. Cần bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch để không bị tồn dư thuốc trong đậu.

– Làm vệ sinh vườn sạch sẽ.

– Nhổ bỏ hoàn toàn những cây bị bệnh và tiêu hủy ở vị trí xa vườn để tránh lây lan.

Vào thời điểm giao mùa, thời tiết gió lạnh nấm bệnh có nhiều cơ hội để sinh sôi. Vì vậy, người trồng đậu cô ve cần phòng bệnh cho cây trước, tránh làm giảm, thiệt hại lớn về năng suất.

Câu hỏi

2 sào đỗ cove trồng được nửa tháng, 5 ngày nay lá bị xoăn lại, khô lá, trên lá mọc những nấm nhỏ li ti màu đen, ăn dần vào trong lá. Đã phun thuốc đặc trị lở cổ rễ nhưng không đỡ.

Theo TS Tống Khiêm: Nếu lá non bị xoăn và vàng đó là do côn trùng chích hút gây hại. Nên quan sát kĩ bằng kính lúp, nếu có nhiều con bọ mầu đen, vàng đỏ… Cần xử lí như sau:

Nên xem:   Cây mít sinh trưởng mạnh nhưng không ra quả

Khắc phục cây đỗ cove bị côn trùng chích hút gây hại

– Phun thuốc có hoạt chất CARBAMATE hoặc CYPERMETHRIN + PROFENOFOS hoặc  BUPROFEZIN 100g/l hoặc DIAFENTHIURON 500g/l…

– Chú ý phải trộn thuốc với DẦU KHOÁNG thực vật để tăng hiệu quả của thuốc.

– Để phòng cần vệ sinh sạch sẽ vườn cây 

Hợp tác với 3N/VTC16

Video hướng dẫn

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận