Triệu chứng heo bị ecoli – Cách phòng và chữa bệnh ecoli ở lợn

Bệnh E.coli được phát hiện khoảng những năm 1985 với tên gọi khoa học là Bacterium coli commune, từ các chủng vi khuẩn đường ruột. Đây là bệnh có liên quan đến môi trường chuồng chại, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng heo trong giai đoạn từ khi heo con biết ăn đến khi heo đạt khoảng 25 tới 30kg. Cho nên để phòng heo bị bệnh E.coli bà  con cần lưu ý đặc biệt.

Xem thêm:

Có hai thể E.coli hay gặp

E.Coli gây ra tiêu chảy

bệnh ecoli ở heo

Bệnh Ecoli ở heo là một loại bệnh gây chết đàn tỉ lệ cao

Thường xảy ra ở heo con khoảng 1 – 4 ngày tuổi, 3 tuần tuổi và các heo con mới cai sữa khoảng 4 đến 5 tuần tuổi. Trong đó, nhóm 1 – 4 ngày tuổi có tỉ lệ mắc bệnh và cũng là tỉ lệ chết cao nhất. Khi bị bệnh heo con trở nên yếu ớt, cả người bơ phờ và tiêu chảy, lông xù xì. Đuôi, da xung quanh hậu môn trở nên ẩm ướt và có dính phân sền sệt. Gốc đuôi trở nên đỏ hơn. Heo con thường chết từ 12 – 24 giờ sau khi bắt đầu có hiện tượng tiêu chảy. Tỉ lệ chết có khi lên đến 70% trong các đàn bị nhiễm. Heo con giai đoạn 3 tuần tuổi và sau khi cai sữa thì triệu chứng bệnh ít trầm trọng nên tỉ lệ chết cũng ít hơn.

Nên xem:   Heo cảnh mini có lớn không?

E.coli gây phù và nhiễm trùng huyết :

Thể này thường xảy ra ở heo con từ 3 ngày đến 2 tuần sau khi cai sữa. Bệnh có thể làm heo chết bất ngờ. Heo có biểu hiện triệu chứng như đi lảo đảo, vấp ngã và đổ kềnh, tư thế “chó ngồi”, nằm sấp hoặc nằm nghiêng, co giật liên tục. Một số heo còn có mí mắt sưng bụp, màu hồng. Bệnh có thể kéo dài khoảng 2 đến 5 ngày với tỷ lệ chết lên đến 65% sau đó hồi phục. Tuy nhiên, ở một số đàn, bệnh có thể tái phát sau 10 – 14 ngày.

bệnh ecoli ở heo

Heo con từ 3 ngày đến 2 tuần tuổi cũng có thể mắc bệnh Ecoli

7 bước bà con cần thực hiện để tránh bênh e.coli trên heo:

  • Chuồng đẻ heo nái và ô úm heo con phải đảm bảo được tiêu độc và sát trùng trước khi đưa heo nái vào sinh ít nhất 2 ngày.
  • Heo con mới sinh ra phải được cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt để có thể hấp thụ dưỡng chất và kháng thể.
  • Luôn giữ cho heo con ấm, sạch và khô ráo.
  • Tiến hành tiêm sắt cho heo con, đảm bảo bổ sung chất sắt phòng tiêu chảy vì thiếu sắt chính là nguyên nhân gây bội nhiễm E.coli.
  • Tiêm vắcxin phòng bệnh E.coli cho nái khi mang thai để truyền miễn dịch cho con qua sữa đầu. Tuy nhiên, phương pháp này được đánh giá khả năng bảo hộ không cao.
  • Sát trùng chuồng trại thường xuyên và định kỳ để hạn chế mầm bệnh lây lan.
  • Thức ăn nuôi heo con cần được bổ sung dinh dưỡng cho heo có sức chống lại bệnh.
Nên xem:   Heo nái bỏ ăn không rõ nguyên nhân - Cách khắc phục

Chúc bà con thực hiện phòng bệnh tốt!

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận