Cách nuôi heo (lợn) thịt nhanh lớn – 6 tháng đạt 120kg

Có rất nhiều bạn hỏi về kỹ thuật nuôi heo để heo nhanh lớn và ít bị bệnh. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

Kỹ thuật nuôi heo nhanh lớn 

nuôi heo thịt

Phương pháp nuôi heo theo kiểu truyền thống vừa tốn nhiều thời gian chăm sóc mà hiệu quả mang lại không cao. Để nuôi heo cho chất lượng cao chúng ta cần phải có các kỹ thuật nuôi heo. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Phương pháp chọn giống

Chất lượng heo cũng như thịt heo sau này phụ thuộc nhiều vào giống heo bạn chọn để nuôi. Các bạn nên chọn giống heo ở những trang trại nuôi heo lớn.

Một số đặc điểm mà các bạn nên tham khảo để lựa chọn heo giống chất lượng tốt. Điển hình như: thân dài, mông nở, bụng thon. Nên chọn những con nhanh nhẹn để tránh chọn phải con heo mang bệnh.

Những con heo giống khi mới mua về cần phải được cách ly so với những con khác để tránh bị lây nhiễm. Đồng thời bạn cũng cần chăm sóc chúng một cách kỹ càng hơn để heo có thể quen với nơi sống mới.

Bạn nên vận chuyển heo giống vào thời điểm sáng sớm hoặc những ngày mát để lợn không bị nắng nóng làm mệt. Ngay sau khi về đến chuồng nên cho heo uống nước điện giải để giúp heo hồi phục lại trạng thái.

Làm chuồng cho heo

Chuồng heo là một trong những yếu tố quan trọng giúp heo có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Chuồng heo phải có nền cao ráo, xa chỗ ở của con người, hệ thống thoát phân, thoát nước tốt để thuận tiện cho rửa chuồng.

Dưới nền chuồng heo có thể xây bể khí Biogas để tận dụng khí biogas từ phân heo cho mục đích khác. 

Chuồng heo nên xây theo hướng Đông tây, thoáng mát vào mùa hè, tránh gió lùa và khí lạnh vào mùa đông. Thường xuyên vệ sinh chuồng heo không để bẩn  mang lại nhiều dịch bệnh khó có thể tránh khỏi.

Trong quá trình nuôi heo cần có nhiều loại chuồng khác nhau để đảm bảo heo được nuôi ở điều kiện tốt nhất. 

Chuồng heo nái

Chuồng heo nái được xây theo từng ô. Mỗi ô có diện tích khoảng 6 m2 và chứa được khoảng 4 con lợn nái. Những con lợn nái này được chờ để phối giống. Bạn nên đặt chuồng heo nái cạnh chuồng heo đực để kích thích sự sản sinh tinh dịch của heo đực.

Chuồng heo đực giống

Đặc điểm của heo đực giống là chúng rất hay bị kích thích thần kinh do hưng phấn. Chính vì vậy các bạn cần cố định chắc chắn chuồng bằng các thanh sắt. Nhiệt độ tốt nhất để nuôi lợn đực giống khoảng 20 độ C.

Chuồng heo nái sau khi đẻ con

Đối với chuồng của heo nái đẻ con các bạn cần chia thành 2 ô khác nhau. Một ô dành cho heo nái mẹ và một ô dành cho lợn con. Ô dành cho heo mẹ có chiều dài tối thiểu là 2m, chiều rộng khoảng gần 1m. Ở ô của heo con các bạn cần lắp thêm những thiết bị sưởi ấm như đèn điện hoặc máy sưởi cho chúng.

Nên xem:   Tìm hiểu về Heo Mọi - mua heo mọi con làm giống ở đâu?

Chuồng lợn đẻ

Đối với chuồng lợn đẻ cần đặc biệt lưu ý. Bởi khi đẻ lợn rất nhạy cảm, nếu không thiết kế thận trọng có thể làm chết lợn con. Chuồng lợn đẻ cần đặt ở những nơi kín gió, ánh sáng vừa phải. Trong chuồng cần lót thêm các chất làm khô như rơm, rạ, lá khô để làm ấm cho lợn. 

Kỹ thuật nuôi heo thịt

Kỹ thuật nuôi heo thịt gồm 2 giai đoạn:

  • Nuôi heo con từ 2-4 tháng tuổi: heo có trọng lượng trung bình từ 20-60kg. Thức ăn của heo trong giai đoạn này gồm 20% Protein thô, khẩu phần ăn khoảng hơn 3000 Kcal mỗi con.
  • Nuôi heo thịt từ 4 tháng đến 5.5 tháng tuổi: trọng lượng heo từ 60-100kg, thức ăn của heo trong giai đoạn này gồm 15% Protein thô và khẩu phần ăn của mỗi con chứa 3000 Kcal

Chia lô, chia đàn heo

kỹ thuật nuôi heo thịt

Trong quá trình nuôi heo, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn mà chúng ta cần phải tách đàn heo ra để nuôi ở những nơi khác nhau. Thông thường người ta sẽ phân đàn theo những cách sau:

  • Phân đàn theo giới tính, nuôi con đực và con cái riêng biệt.
  • Phân đàn theo thể lực, tình trạng sức khoẻ của mỗi con lợn.
  • Phân đàn cho lợn nái, lợn chửa, lợn giống và lợn con mới đẻ.

Lợi ích của việc phân đàn

Việc phân đàn không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự hiểu biết của người chăn nuôi. Kỹ thuật phân đàn mang đến rất nhiều lợi ích như:

  • Ngăn ngừa được hiện tượng đánh nhau trong đàn.
  • Phòng tránh sự lây lan bệnh tật từ con này sang con khác.

Cách chăm sóc lợn nái khi mang thai

Trong quá trình nuôi lợn các bạn cũng cần chú ý đến việc đỡ đẻ và chăm sóc lợn lúc mang thai, trong và sau khi đẻ. 

Đảm bảo nhiệt độ ổn định

Thời gian mang thai là một trong những giai đoạn nhạy cảm nhất của lợn nái. Nếu sống trong nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của lợn. Thậm chí có thể gây chết thai. Nhiệt độ phù hợp đối với lợn nái đang mang thai là từ 17 độ đến 21 độ C. 

Nếu vào mùa đông các bạn cần sử dụng các thiết bị sưởi ấm, đèn sưởi để giúp lợn nái giữ ấm. Vào mùa hè nên tắm thường xuyên, tạo môi trường thoát mát, rộng rãi cho lợn.

Trong khi mang thai lợn cũng cần được nghỉ ngơi một cách hợp lý, không nên để lợn gặp những kích thích mạnh. Đặc biệt lợn nái mang thai rất nhạy cảm với tiếng ồn.

Khẩu phần ăn

Trong khẩu phần ăn của lợn nái cần đạt các mức quy định như sau: khoảng 14% protein, tỷ lệ canxi là 0.9%, tỷ lệ photpho là 0.45%. Trong thức ăn của lợn không được có bã rượu hoặc thức ăn có men. Những loại này có thể gây sảy thai cho lợn. 

Khoáng chất là một trong những hoạt chất cần thiết nhất trong giai đoạn này. Chúng giúp lợn con có thể phát triển xương và răng hoàn thiện. Một số lợn mẹ không nạp đủ chất này khiến lợn con sinh ra bị bại liệt.

Xử lý khi lợn quá ngày chưa đẻ

Thông thường thời gian mang thai của lợn nái khoảng 102 – 128 ngày. Nếu qua số ngày trên mà lợn vẫn chưa đẻ thì được coi là quá ngày. Trong trường hợp này các bạn cần sử dụng các biện pháp can thiệp bên ngoài. Ép lợn vào góc chuồng, dùng dây buộc mõm và sử dụng ống dẫn nước xà phòng vào tử cung. 

Sau đó các bạn cần theo dõi thêm. Nếu lợn có các dấu hiệu chuẩn bị sinh thì đỡ đẻ cho lợn. Dấu hiệu chuẩn bị đẻ của lợn cũng tương tự như ở . Nếu lợn chưa có dấu hiệu đẻ thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nên xem:   Quy trình vệ sinh phòng bệnh cho heo nái mang thai

Kỹ thuật chăm sóc heo

Trong kỹ thuật nuôi heo chúng ta cũng cần nắm chắc được những phương pháp chăm sóc cho heo mau lớn. Đảm bảo heo không bị mắc bệnh và có sức đề kháng tốt.

Thức ăn cho heo

Cách cho heo ăn

Cho ăn theo khẩu phần đã quy định ở trên, số lượng máng ăn phải đủ cho số heo trong cùng lô, không phải chen lấn nhau khi ăn. Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô sau. Cho heo ăn từng đợt, tránh cho ăn nhiều cùng 1  lúc khiến thức ăn thừa vương vãi ra chuồng.

Tiêu chuẩn ăn cần thay đổi theo tuần. không pha loãng thức ăn với nước quá tỉ lệ 1/1. Cho heo ăn đúng giờ giấc, nước uống đủ.

Thức ăn cho heo

Để heo có thể sinh trưởng và phát triển tốt các bạn có thể cho heo ăn một số loại thức ăn sau: thức ăn công nghiệp dạng viên hoặc thức ăn ủ men vi sinh. Thông thường hiện nay người ta thường cho heo ăn thức ăn ủ men vi sinh. Loại thức ăn này đem đến chất lượng thịt heo cao hơn, thịt sạch và tiết kiệm chi phí chăn nuôi hơn rất nhiều.

Thức ăn có ủ men vi sinh cũng giúp bà con không cần phải mua men tiêu hoá cho lợn. Loại thức ăn này giúp đường ruột của lợn được bổ sung thêm lợi khuẩn và tiêu hoá tốt hơn.

Vệ sinh chuồng trại

Vệ sinh chuồng trại tốt giúp heo có một không gian sống thoáng mát, sạch sẽ. Việc làm này giống phòng chống bệnh tật cho heo một cách tốt hơn. Đồng thời cũng làm giảm ô nhiễm môi trường. 

Mỗi ngày nên dùng vòi xịt nước, chổi cọ rửa sạch sẽ nền đất trong chuồng heo. Các bạn nên chuyển heo sang chuồng khô khác, đợi dọn dẹp xong mới cho heo trở về chuồng cũ. Rắc bột khử khuẩn xuống để ngăn ngừa mầm bệnh trong chuồng heo.

Máng ăn, máng uống của lợn cũng cần được rửa sạch sẽ. Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn xem lợn có ăn hết không. Nếu không ăn hết cần dọn ngay tránh để lợn ăn lại thức ăn ôi, thiu. 

Chất thải của lợn sau khi thải ra cần phải được xử lý ở các hố chứa nước thải, có nắp đậy chặt và có hệ thống xử lý. 

Tắm cho heo

Việc tắm cho heo là điều vô cùng cần thiết. Trong những ngày nóng bức, nhiệt độ tăng cao khiến heo trở nên khó chịu. Thậm chí mắc nhiều bệnh hơn. Để hạ nhiệt và giúp heo dễ chịu thì chúng ta cần tắm cho heo thường xuyên. Việc tắm rửa còn giúp heo sạch sẽ hơn, ngăn ngừa sự lây lan vi khuẩn, virus.

Phòng bệnh trong chăn nuôi heo

Để phòng bệnh cho heo, trước tiên chúng ta cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ theo các yêu cầu bên trên. Sau khi tiêm vacxin lợn sẽ không phát huy được tác dụng của thuốc ngay mà khoảng nửa tháng sau mới có khả năng miễn dịch. 

Đối với lợn mẹ đang mang thai

Các bạn cần tiêm phòng theo đúng lịch vắc xin cho heo. Trước khi lợn được sinh ra 1 tháng các bạn nên tiêm vacxin E Coli cho lợn. Vacxin này giúp lợn tránh được bệnh tiêu chảy. Nếu sau 25 ngày kể từ lúc tiêm mà lợn vẫn chưa đẻ thì tiêm nhắc lại 1 mũi nữa. 

Sau khi lợn con đã cai sữa thì lợn mẹ có thể tiêm phòng vacxin các loại bệnh như tai xanh. Sau khi tiêm khoảng 21 ngày thì các bạn có thể tiêm cho lợn những loại vacxin phòng bệnh tả, thương hàn,….

Đối với lợn con 

Lợn con khi mới đẻ ra chưa nên tiêm vacxin ngay. Bạn nên cho lợn uống men tiêu hoá để tăng sức khoẻ cho đường ruột của lợn. Sang ngày thứ 2 có thể cho lợn con sử dụng kháng thể KTE. Các bạn cần hỏi ý kiến của các chuyên gia hoặc sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nên xem:   Tìm hiểu về chế độ ăn cho heo nái hậu bị trong chăn nuôi

Kinh nghiệm nuôi heo siêu nạc

kỹ thuật nuôi heo

Việc sử dụng các chất kháng sinh, hoocmon, chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi từ lâu nay khá phổ biến. Nhất là chăn nuôi heo, tuy nhiên, có một số chất khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Đặc biệt là các chất thuộc nhóm Tetanic. Nếu tích tụ lâu ngày có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vậy nên các chất đó bị cấm trong chăn nuôi trên toàn thế giới. 

Trên thực tế, do nhiều nguyên tác động. Thời gian qua vẫn có một số hộ nuôi trồng sử dụng các chất này. Nhằm tạo nạc cho heo, thu hút người tiêu dùng. Khi bị các cơ quan chức năng phát hiện gây ra tâm lý e ngại cho người tiêu dùng. Làm giảm tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi trong nhiều năm.

Theo kinh nghiệm nuôi lợn nhiều năng của các trang trại, các bạn cần cho lợn ăn đủ bữa. Đặc biệt cần cho lợn ăn đầy đủ dưỡng chất để lợn có thể phát triển một cách toàn diện. Tiêm phòng đầy đủ cũng là một cách để giúp lợn tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật và mau lớn hơn.

Giải pháp để nuôi heo nạc không cần sử dụng chất cấm

Người chăn nuôi hoàn toàn có thể sản xuất ra heo siêu nạc mà không cần sử dụng chất cấm. Bằng cách thực hiện tổng hợp các giải pháp về con giống. Về thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật nuôi heo, chuồng trại nuôi heo. Cách nuôi heo thịt siêu nạc, đảm bảo kinh tế cho bà con.

Trong đó, ngoài con giống thì nước ta đã nghiên cứu thành công. Cho ra giống heo siêu nạc. Người nông dân cần phải chú ý đến nguồn thức ăn nuôi heo. Đảm bảo đầy đủ chất tinh bột. Bổ sung thêm chất béo đồng thời các axit amin một cách cân bằng.

Rút ngắn thời gian chăn nuôi, đảm bảo số cân nặng

Để có một đàn lợn khỏe mạnh, bà con cần phải kiếm được con giống tốt. Hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất heo giống. Bà con nên chọn lựa nguồn mua heo con uy tín, chất lượng.

Đối với tiềm năng của các con giống cao sản. Khi nuôi đến 70 ngày có thể đạt đến 38 – 40 kg. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nhiều trại nuôi chỉ đạt 25 – 57 kg. Vậy nên, chỉ giống tốt là chưa  đủ. Khi bắt được giống tốt, cần kết hợp với chế độ nuôi hợp lý. Mới có thể đạt được năng suất cao trong thời gian ngắn.

Tiêm đầy đủ vacxin theo như cục thú y khuyến cáo. Cho ăn thức ăn chất lượng tốt nhất để giúp heo nái phát dục tốt hơn. Sau khi heo nái được 7 đến 7 tháng rưỡi. Tiến hành phối giống cho heo. Để cho ra thế hệ heo siêu nạc mới từ heo nái giống.

Khi rút ngắn được thời gian nuôi. Bà con giảm được chi phí nuôi dưỡng, công lao động, điện nước. Giúp khả năng luân chuyển đàn trong trại nhanh hơn. Giảm áp lực cho chuồng heo trong trại.

Những lưu ý khi áp dụng kỹ thuật nuôi heo thịt 

  • Với mỗi đàn heo, mỗi con heo lại có thể lực và tình trạng khác nhau. Chính vì vậy các bạn cần chú ý chăm sóc kỹ càng để áp dụng các kỹ thuật một cách linh hoạt.
  • Không nên cho heo ăn dồn dập, ăn quá nhiều thứ khác nhau khiến heo bị tiêu chảy.
  • Sử dụng các chất kích thích một cách hợp lý, trong yêu cầu cho phép của nhà sản xuất.

Trên đây là cách nuôi heo thịt nhanh lớn mà chúng tôi đã tổng hợp cho các bạn. Nếu bạn đang trong quá trình nuôi lợn hoặc chuẩn bị nuôi thì hãy tham khảo bài viết nhé! Chúc các bạn thành công. 

Theo: Nguyễn Hiền

4/5 - (4 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận